Năm 1998, Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với Hội văn nghệ dân gian và huyện Nghi Xuân tổ chức thành công Hội thảo
“Ca trù Cổ Đạm”,
với gần 20 bản tham luận của các nhà nghiên cứu Trung ương và địa phương. Tất cả các tác giả đều đã bày tỏ quan điểm chung: Hà Tĩnhlà một trong những quê hương của hát Ca trù và cây đàn đáy; Ca trù Hà Tĩnh có những nét đặc trưng tiêu biểu, độc đáo riêng so với những nơi khác. Hơn thế nữa, Hà Tĩnh có một Ty giáo phường Ca trù Cổ Đạm một thời nổi tiếng ở đất kinh kỳ... đã được nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lập đền Xứ thờ Tổ nghề Ca trù tại làng Cổ Đạm - Nghi Xuân. Hiện nay, trên đất Hà Tĩnh cũng đang lưu giữ khá nhiều giá trị Di sản văn hoá liên quan đến Ca trù như: Đền Tam Lang (Lộc Hà), Đền Lê Khôi (Thạch Hà), Đền Phùng, mộ Hiếu Hoa Công chúa (Kỳ Anh), Đền thờ Tổ nghề ở xã Đức Đồng (Đức Thọ)... cùng với các thư tịch, hương ước, điều luật, giai thoại và nhiều tư liệu quý khác. Đặc biệt, có nhiều câu ca đã được dân gian truyền tụng như:
“Đờn Cổ Đạm, phách Kỳ Anh / Đư
a
với đón, trọn tình chung với thuỷ
...” hay
“ Giáo phường ty đệ nhất / Tiếng tài hoa từ thuở cỏn con ”...
Nhưng điều mà ai cũng băn khoăn và đáng tiếc là Ca trù Hà Tĩnh đã/ đang bị mai một và chưa được quan tâm đầu tư d? bảo tồn và phát huy đúng mức. Tuy nhiên, đó cũng là thực trạng chung của các địa phương khác trong toàn quốc. Phải chăng, theo cách nhìn của một số người trước đây, Ca trù là sinh hoạt văn hóa, trước hết gắn liền với các lễ lạt của ông Hoàng, bà Chúa ở chốn miếu đền, sau nữa là chốn ăn chơi ở cung vua phủ chúa, thậm chí trở nên sa đọa, trụy lạc ở nơi ca quán? Với nhiều cách nghĩ khác nhau và không ít người cho rằng Ca trù là một loại hình nghệ thuật khá xa lạ với đông đảo đại chúng. Nhưng trên thực tế thì Ca trù có phải tách rời hoàn toàn với đời sống nhân dân hay không? Lịch sử và truyền thuyết dân gian cho thấy: Ca trù chẳng những gắn bó với đời sống hàng ngày của nhân dân, mà còn tích cực đóng góp vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Điều này được thể hiện qua các bài hiệu triệu lòng yêu nước ở thế kỷ XX gắn với tên tuổi của một số Hoàng hậu, cung phi như bà Nguyễn Thị Bích Châu (
vợ vua Trần Duệ Tông
); con gái Nguyễn Trãi (
vợ Vua Lê Thánh Tông
); bà Đào Thị Mẫu (
vợ Vua Lê Anh Tông
); bà Phùng Ngọc Đài (
vợ Chúa Trịnh Tráng
); bà Nguyễn Thị Huệ (
vợ Chúa
Trịnh Cương
)... từng dùng tiếng hát của mình làm diệu kế giết giặc, phò vua dựng nên nghiệp lớn và họ là những bậc vương giả giỏi đàn ca, giàu lòng yêu nước và thương dân, khi chết được dân lập đền thờ.
Duới thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của nền văn minh vật chất phuơng Tây cùng với những tàn du xấu xa của chế độ phong kiến, nền đạo đức cổ truyền của dân tộc ta bị lung lay. Thú chơi tao nhã của các bậc tiền nhân trở thành trò trăng hoa và nhà hát ả đào trở thành nơi buôn hương bán phấn, khiến các lề lối, luật lệ khắt khe của Ca trù bị phá vỡ. Ca trù đã trở thành một thứ kinh doanh, thú ăn chơi hưởng lạc phục vụ nhu cầu của tầng lớp quan lại, kẻ giàu sang. Từ đó, Ca trù bị nhiều người thành kiến coi hát Ca trự (ả đào) với Cô đầu là xấu xa. Lâu dần không ai dám đến gần, khiến cho người đào nương già nua lại trở nên cô độc, thù ghét xung quanh, rồi họ lần lượt mang theo những ngón nghề điêu luyện của mình về với thiên cổ. Mặt khác, trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, hầu hết các thành phố, xóm làng đều bị bom đạn tàn phá, khiến cho ở các thành phố hình thức hát Ca trù không còn hợp thời và ở các làng quê cũng không còn điều kiện để các giáo phường hoạt động. Ca trù trong nhiều năm gần như bị lãng quên.Năm 1976, G.S Trần Văn Khê, từ Pháp trở về. Ông đã đến Khâm Thiên ghi âm tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ để đem đi giới thiệu với thế giới. Năm 1978, Hội đồng âm nhạc của UNESCO đã trao bằng cho nghệ nhân Quách Thị Hồ vì công lao đặc biệt trong việc bảo tồn một bộ môn âm nhạc truyền thống có giá trị văn hoá nghệ thuật cao. Năm 1988, nghệ nhân Quách Thị Hồ đuợc nhà nuớc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Từ đó nhiều CLB Ca trù lần lượt ra ®êi và duy trì hoạt động có hiệu quả, gây được tiếng vang trong và ngoài nước.
Năm 2006, Chính phủ cho phép Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Ca trù người Việt là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời là trách nhiệm lớn của các tỉnh thành có Ca trù, trong đó có Hà Tĩnh chúng ta. Hy vọng sắp tới Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có nhiều quyết sách mới trong việc khôi phục, phát huy các di sản văn hoá dân tộc, trong đó có Ca trù; chăm lo lực lượng nghệ nhân, đáp ứng mong muốn của những người yêu ca trù và không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, chủ động bước vào thời kỳ hội nhập văn hoá quốc tế.
Phan Thư Hiền
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh
|