Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng bằng bài thuốc y học cổ truyền. từ đề tài đến thực tiễn

Với nhiều trăn trở về bệnh VLDD-HTT, cùng những kiến thức, kinh nghiệm thu được trong quá trình phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chúng tôi đã dày công nghiên cứu và tìm ra bài thuốc y học cổ truyền, được áp dụng chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Đó chính là kết quả nghiên cứu của Đề tài “Điều trị bệnh VL DD-HTT bằng bài thuốc y học cổ truyền” của nhóm tác giả gồm các bác sỹ Bệnh viện YHCT tỉnh Hà Tĩnh do bác sỹ chính Dương Bá Ngọc- Phó giám đốc bệnh viện, làm chủ nhiệm. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lĩnh vực YHCT ở Hà Tĩnh có một đề tài nghiên cứu, đưa ra được bài thuốc nam để chữa bệnh VLDD-HTT. Một điều đáng mừng là, với tiềm năng dược liệu để bào chế thuốc dồi dào, trữ lượng lớn, dễ tìm, dễ khai thác, bài thuốc có thể được sản xuất, ứng dụng rộng rãi, phục vụ hiệu quả việc điều trị bệnh cho mọi đối tượng bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.
Bài thuốc gồm có các vị thuốc như: Mai mực, Kê nội kim, Mậu lệ, Chè dây, Lá khôi, Mộc hương, Sa nhân, Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược, Bạch linh, Cam thảo Sau một năm nghiên cứu, bài thuốc đã chính thức ra đời với tên gọi “AMOSSEAR”(Lấy chử cái đầu của tên Latinh các vị thuốc). Bài thuốc có tác dụng: Kháng viêm, sơ can, kiện tỳ vị, lý khí, giảm đau, an thần. Dùng để điều trị bệnh VLDD- HTT, ngoài ra bài thuốc còn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, nâng cao sức khoẻ . Các vị thuốc được chế riêng, theo một tỷ lệ nhất định (theo quy trình bào chế); tán bột mịn, trộn đều, đóng gói 30g.Uống lần 10g ngày uống 3 lần, Sáng trưa uống trước khi ăn, tối uống khi đi ngủ, đợt điều trị 60 ngày. Trong quá trình uống, sinh hoạt, lao động điều độ, tránh căng thẳng tinh thần - KiêngRượu bia, thịt chó và thức ăn, gia vị cay nóng.
Thời gian qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh đã sử dụng bài thuốc Amossear điều trị nội trú, ngoại trú một cách rộng rãi cho những bệnh nhân bị bệnh VLDD- HTT. Kết quả cho thấy, phần lớn bệnh nhân đã bình phục, trong đó có nhiều người trước đó đã trải qua những đợt điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau mà chưa thành công. Những kết luận rút ra sau quá trình nghiên cứu cùng với những kết quả thực tiễn của quá trình khám, chữa bệnh ở Bệnh viện YHCT, đối với nhóm tác giả đề tài đã là một thành công đáng kể. Tuy nhiên nhóm tác giả đề xuất được tiếp tục nghiên cứu mở rộng ở các nội dung: theo dõi tỷ lệ tái phát của bệnh sau khi đều trị bằng bài thuốc Amossear; nghiên cứu cải tiến dạng bào chế và mẫu mã thuốc cùng với quy mô sản xuất và lưu hành trong các tuyến điều trị đáp ứng nhu cầu phục vụ người bệnh./.
Bs CKI. Dương Bá Ngọc
P.GĐ Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh