Công tác dự báo, cảnh báo phục vụ phòng chống đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2010 ở Hà Tĩnh

I. Tình hình các đợt mưa lũ
1. Đợt mưa lũ từ 29/9 - 05/10
Từ ngày 29/9 đến ngày 5/10, do chịu ảnh hưởng kết hợp của lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường xuống phía nam với hoạt động của đới gió đông trên cao và phía bắc của rãnh áp thấp có trục qua Nam Trung Bộ, sau trục rãnh thấp này nâng dần lên phía bắc, nên toàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 352 - 683mm và đã gây nên một đợt lũ đặc biệt lớn trên sông Ngàn Sâu. Tại Trạm thủy văn Chu Lễ đỉnh lũ xuất hiện lúc 1 giờ ngày 04/10 đo được 15,02m trên BĐ3 là 1,52m; tại Trạm thủy văn Hòa Duyệt đỉnh lũ xuất hiện lúc 8 giờ ngày 05/10 đo được 11,39m trên BĐ3 là 0,89m. Trên sông Ngàn Phố tại Trạm thủy văn Sơn Diệm đỉnh lũ xuất hiện lúc 8 giờ ngày 03/10 đo được 11,18m dưới BĐ2 là 0,32m. Trên sông La tại Trạm thủy văn Linh Cảm đỉnh lũ xuất hiện lúc 18 giờ ngày 05/10 đo được 5,14m dưới BĐ2 là 0,36m.
Bảng tổng lượng mưa và đỉnh lũ từ 29/9 đến 06/10

TT
Trạm
Tổng l­ượng mưa
từ 29/9 - 06/10 (mm)
Đỉnh lũ
(m)
Giờ xuất hiện
1
Linh Cảm
345,0
5,14
18h 05/10
2
Sơn Kim
436,7
3
Sơn Diệm
358,4
11,18
8h 03/10
4
Chu Lễ
688,1
15,02
01h 04/10
5
Hoà Duyệt
678,7
11,39
8h 05/10
6
Hà Tĩnh
603,5
7
H­ương Khê
665,6
8
H­ương Sơn
352,6
9
Kỳ Anh
477,7
10
Vũ Quang
555,0
11
Cẩm Nhượng
528,5

2. Đợt mưa lũ từ 14/10 - 19/10
Từ ngày 14/10 đến ngày 19/10, do chịu ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh tăng cường; hoạt động của đới gió đông; rìa bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với vùng thấp ở khu vực này, nên toàn tỉnh đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa ở các khu vực trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 608- 1225mm, gây ra một đợt lũ đặc biệt lớn. Trên sông Ngàn Sâu tại Trạm thủy văn Chu Lễ đỉnh lũ xuất hiện lúc 19 giờ ngày 16/10 đo được 16,56m trên BĐ3 là 3,06m và trên lũ lịch sử 0,43m (lũ lịch sử năm 2007 là 16,13m), tại Trạm thủy văn Hòa Duyệt đỉnh lũ xuất hiện lúc 9 giờ ngày 17/10 đo được 12,83m trên BĐ3 là 1,33m và trên lũ lịch sử 0,09m (lũ lịch sử năm 1960 là 12,74m). Trên sông Ngàn Phố tại Trạm thủy văn Sơn Diệm đỉnh lũ xuất hiện lúc 8 giờ ngày 17/10 đo được 12,99m dưới BĐ3 là 0,01m. Trên sông La tại Trạm thủy văn Linh Cảm đỉnh lũ xuất hiện lúc 23 giờ ngày 17/10 đo được 7,28m trên BĐ3 là 0,78m và dưới lũ lịch sử 0,46m (lũ lịch sử năm 1978 là 7,74m).

TT
Trạm
Tổng l­ượng mưa
14 đến 19/10 (mm)
Đỉnh lũ
(m)
Giờ xuất hiện
1
Linh Cảm
745,9
7,28m
23h/17
2
Sơn Kim
704,8
3
Sơn Diệm
691,0
12,99m
8h/17
4
Chu Lễ
1093,5
16,56m
19h/16
5
Hoà Duyệt
1057,9
12,83m
9h/17
6
Hà Tĩnh
1224,7
7
H­ương Khê
978,0
8
H­ương Sơn
608,3
9
Kỳ Anh
676,1
10
Vũ Quang
782,8
11
Cẩm Nhượng
1199,7

Bảng tổng lượng mưa và đỉnh lũ từ 14/10 đến 19/10
II. CÔNG TÁC DỰ BÁO VÀ PHỤC VỤ PHÒNG CHỐNG LŨ
Hai đợt lũ vừa qua, Trung tâm KTTV đã cảnh báo sớm (đợt 1 vào ngày 01/10 và đợt 2 vào ngày 14/10) và sau đó được bổ sung liên tục qua các bản tin dự báo KTTV, cảnh báo thời tiết thủy văn nguy hiểm, thông báo lũ và thông báo lũ khẩn cấp kịp thời và có độ chính xác cao. Diễn biến mưa lũ cập nhật đầy đủ, chuyển phát thông tin bằng nhiều hình thức. Đặc biệt hình thức nhắn tin qua điện thoại di động cho lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện, thành phố, thị xã và một số sở, ban ngành trong tỉnh mà đơn vị đã áp dụng nhiều năm nay có hiệu quả thiết thực được mọi người đánh giá cao. Đồng thời, những nhận định của Giám đốc Trung tâm KTTV tỉnh trả lời trên Đài Truyền hình Việt Nam (17/10), Đài PTTH tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam (02/10 và 16/10) qua phỏng vấn trực tiếp của phóng viên có độ chính xác cao, đã đóng góp tích cực cho công tác phòng chống lũ và tăng thêm uy tín và trách nhiệm của cơ quan KTTV trong cộng đồng. Những thông tin về mưa lũ, dự báo, cảnh báo Trung tâm cung cấp đã giúp cho BCHPCLB các cấp quyết định đúng đắn về việc di dời dân, điều động lực lượng chống lũ, điều tiết hồ đập nhất là các hồ lớn như Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Kim Sơn... được kịp thời, chính xác, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn.
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU
1. Hình thế thời tiết có sự kết hợp của 3 hoặc 2 hình thế nêu trên gây mưa lớn, diện rộng trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra nhiều lần trong quá khứ.
2. Mưa đặc biệt lớn tập trung chủ yếu trong vòng 60km có trục gần như Đông - Tây đi qua Tp Hà Tĩnh - Hương Khê.
3. Lũ trên sông Ngàn Sâu lên nhanh với cường sất lớn nhất và không có sự gia tăng của xả lũ đập thủy điện Hố Hô.
4. Độ ngập lụt sâu, diện rộng vùng giữa và hạ du chưa từng có từ khi có số liệu đo đạc.
5. Mức độ rút của nước lũ chậm. Có thể là do kết hợp một số nguyên nhân sau
- Lũ chồng lũ nên độ thẩm thấu ít, hạ du và các sông mực nước còn cao chưa tháo kịp.
-  Lũ không còn chảy theo tự nhiên bởi đường sá, đê điều, nhà cửa, cửa thoát trên các con đường, cầu cống, mương máng không thuận lợi cho việc tiêu, thoát lũ.
- Trong các ngày 10, 11, 12, 13 là đợt triều cường mạnh và sóng biển có hướng đông đến đông bắc lớn cản trở dòng chảy ở cửa sông.
- Mưa, lũ sông Cả phía hạ lưu trên đất Nghệ An xuất hiện muộn hơn nên ngăn cản dòng chảy của sông La.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Qua các đợt lũ mà nhất là hai đợt lũ vừa qua, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
1. Khi sử dụng nguồn số liệu, thông tin, dự báo, cảnh báo của địa phương thì trong các văn bản, bài viết, bài nói của tỉnh, địa phương, ngành ... cần thể hiện việc sử dụng nguồn thông tin đó của Trung tâm KTTV tỉnh.
2. Đề xuất bổ sung sửa đổi Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ:
+ Về thời gian thông báo lũ đối với sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố là 6h - 12h (quy chế là 12h - 24h).
+ Đề xuất cấp trên xem xét lại điều kiện ra thông báo lũ, thông báo lũ khẩn cấp. Theo chúng tôi, nên hạ cấp ra thông báo lũ nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại các địa phương và điều kiện mưa - lũ trên các sông cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
3. Các chủ hồ chứa phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc cung cấp thông tin cho cơ quan KTTV theo yêu cầu của bộ TN&MT và của UBND tỉnh.
4. Điều tra lũ, độ ngập lụt trên toàn tỉnh một cách đầy đủ làm cơ sở khoa học và cơ sở dữ liệu cho việc phòng chống lũ có hiệu quả hơn; quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng; hệ thống thoát lũ; ứng phó với biến đổi khí hậu... trên tôn chỉ mục đích phát triển KT-XH bền vững tại địa phương.
5. Xây dựng hệ thống cột mốc báo lũ. Cột mốc báo lũ được xây dựng tại các vùng trọng điểm, thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng. Trên những cột mốc đó thể hiện đầy đủ các thông số: Địa danh, ký hiệu cột, hệ thống thước nước và các cấp báo động lũ theo hệ cao độ quốc gia được dẫn nối theo quy định hiện hành; mực nước lũ lịch sử và thời gian xẩy ra.
Xây dựng cột mốc báo lũ là một biện pháp phi công trình có tác dụng rất lớn và hiệu quả cao trong việc tự phòng tránh lũ, ngập lụt cho địa phương và người dân.
Đây là việc phải làm theo Quy chế báo ATNĐ, bão, lũ ban hành theo QĐ 245/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cần có các đề tài khoa học liên quan đến thời tiết, thủy văn, thiên tai, khí hậu và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Trần Xuân Qúy - GĐ Trung tâm KTTV Hà Tĩnh