Trong thực tế việc gian lận trong đo lường chất lượng còn phổ biến gây bức xúc trong dư luận, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, vì lợi ích của một nhóm sản xuất kinh doanh chụp dựt, thiếu đạo đức làm giảm đi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên thị trường. Việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sản xuất, hàng không đủ định lượng vẫn xảy ra có chiều hướng gia tăng. Chất lượng VSATTP cũng là vấn đề nhức nhối cần phải được chấn chỉnh đảm bảo cho sức khỏe của nhân dân…với mục tiêu nâng cao hiệu quả, đổi mới công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng các sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu về đo lường, chất lượng. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về việc triển khai năm đo lường chất lượng
,
với chủ đề:
“Đo lường chất lượng – Vì quyền lợi Người tiêu dùng
”.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện đã tạo ra sự chuyển biến khá rõ nét trên phương diện quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh. Thông qua các hoạt động mang tính thiết thực có trọng tâm, trọng điểm theo mục tiêu đề ra đã khơi dậy ý thức và trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như tạo ra bước đột phá làm tiền đề, cơ sở cho hoạt động trong những năm tiếp theo. Tình trạng gian lận về đo lường giảm hẳn, đặc biệt tại các chợ, các trung tâm thương mại hiện tượng cân không chính xác, cân gian không phát hiện. Trên địa bàn tỉnh không để xẩy ra vi phạm chất lượng nghiêm trọng ở một số sản phẩm hàng hóa nhạy cảm như: vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận song vẫn còn những tồn tại như:
Tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng thiếu trọng lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…vẫn còn.
Công tác quản lý nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, việc phối hợp liên ngành có lúc còn chồng chéo, bỏ sót, thiếu tính thống nhất trong xử lý và khó thực hiện.
Một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, đặc biệt là cấp xã và Ban quản lý các chợ chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp.
Công tác tuyên truyền tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng thông tin vẫn chưa đến rộng rãi với doanh nghiệp và người dân.Việc
thông tin cảnh báo,
khuyến cáo,
công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm về TCĐLCL
để người tiêu dùng biết chưa được đầy đủ, kịp thời. Ở huyện, thành phố, thị xã thiếu nhân lực và trang thiết bị để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đo lường ở chợ và trung tâm thương mại theo phân cấp quản lý tại Luật đo lường gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư chuẩn đo lường cho Phòng Kinh tế (Kinh tế hạ tầng) ở cấp huyện chưa được thực hiện nên việc kiểm tra nhà nước về đo lường tại các chợ và trung tâm thương mại theo phân cấp quản lý tại Luật đo lường còn chưa chủ động thực hiện.
Chủ đề
“Đo lường chất lượng – Vì quyền lợi Người tiêu dùng
” đã được lựa chọn là mục tiêu xuyên suốt cho những năm tiếp theo. Để làm được điều đó chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh, để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng các sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu về đo lường, chất lượng. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao cả về lượng và chất trong tuyên truyền n
âng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của TCĐLCL đối với phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền. Chú trọng việc
trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình về đo lường chất lượng; Nâng cao chất lượng và thời lượng
phát sóng chuyên mục
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Tư vấn tiêu dùng”... Xuất bản các ấn phẩm, bản tin…về TĐC để phổ biến đến tận người tiêu dùng, doanh nghiệp …
2. Tập trung n
âng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm tránh sự chồng chéo, bỏ qua và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ trực tiếp thực thi các nhiệm vụ QLNN về TCĐLCL...
Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước
; Đ
ầu tư các bộ chuẩn khối lượng, cân kiểm tra hàng đóng gói sẵn và một số trang thiết bị cần thiết
cho cấp huyện
để phục công tác kiểm tra nhà nước về đo lường ở chợ và trung tâm thương mại theo phân cấp quản lý
.
3.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra cả đột xuất lẫn định kỳ việc chấp hành pháp luật về đo lường ở các nhóm: xăng dầu, điện, nước, vàng, sắt thép, hàng đóng gói sẵn. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc kiểm định các phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng việc sử dụng phương tiện đo không kiểm định hoặc quá hạn kiểm định.
Các Sở, ngành, địa phương cần bám sát Quyết định 13/QĐ-UBND về phân cấp quản lý chất lượng, để tiến hành thanh kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn
, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm đặc biệt là đối với các vi phạm nghiêm trọng về chất lượng ở một số hàng hóa thiết yếu như: thực phẩm, dược phẩm; giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; thuốc thú y, chế phẩm sinh học... Thực hiện kiểm soát lưu thông trên thị trường đặc biệt là tại các chợ, trung tâm thương mại và một số đại lý lớn nơi phát nguồn hàng hóa. Đối với các đơn vị cấp huyện cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các sở chuyên ngành tăng cường tổ chức thanh kiểm tra.
4. Thiết lập đường dây nóng, kịp thời cập nhật thông tin phản ảnh của người tiêu dùng thuộc phân cấp quản lý và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để công khai cho người tiêu dùng trên toàn tỉnh biết. Duy trì và phát huy hiệu quả các điểm cân đối chứng trên địa bàn.
5. Có kế hoạch nghiên cứu xây dựng và ban hành các
c
ơ chế, chính sách
hỗ trợ đầu tư
nâng cấp các trang thiết bị; đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác quản lý CLSPHH, nhất là kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam…
Để làm tốt công tác đo lường, chất lượng đòi hỏi cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành; các doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất, kinh doanh chính đáng phải đồng loạt vào cuộc quyết liệt. Kể cả người tiêu dùng, cũng phải biết tự bảo vệ mình và trở thành Người tiêu dùng thông minh để tự nhận thấy và chủ động loại bỏ, không sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có biểu hiện vi phạm về đo lường chất lượng. Đề nghị cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người tiêu dùng hãy cùng chung tay với hệ thống chính trị để cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn./.
Thạc sỹ Bùi Phong An - Chi cục Trưởng Chi cục TCĐLCL