Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 6.056km
2
, dân số gần 1,3 triệu người, vị trí địa lý có những thuận lợi cơ bản: có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, khu kinh tế Vũng Áng, bờ biển dài hơn 137 km có 04 cửa lớn (cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu).
Tuy nhiên, d
o đặc thù địa hình dài nhưng hẹp, các sông ngắn và dốc nên
Hà Tĩnh cũng đang phải gánh chịu những khó khăn
do thiên tại gây ra.
H
àng năm, mùa mưa bão thường có hiện tượng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Những năm gần đây chịu ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo các nghiên cứu cho thấy, Hà Tĩnh
có
diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ 4 cả nước sau khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và
tỉnh
Thừa thiên
-
Huế
.
Theo các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ), lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu
, ngược lại
mùa mưa có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Theo kịch bản phát thải trung bình, Hà Tĩnh vào năm 2100 so với giai đoạn 1980-1999, nhiệt độ trung bình tăng 2,8
0
C; lượng mưa tăng lên khoảng 7,7%; mực nước biển trung bình có thể tăng 75 cm.
Những biểu hiện chính của BĐKH ở Hà Tĩnh
- Thay đổi nhiệt độ
, lượng mưa và tần suất, quy luật bão, lũ lụt:
Nhiệt độ trung bình tăng theo các thập kỷ từ 0,1 – 0,2
0
C, l
ượng mưa có xu hướng giảm rõ rệt. Hiện tượng mưa dầm ít hơn trước đây. Mùa mưa thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn, lũ tiểu mạn ít xẩy ra và ở mức nhỏ hơn trước. Mưa có sự biến động lớn cả không gian và thời gian xuất hiện cũng như cường độ. Thời gian mưa không nhiều nhưng cường độ mưa lớn, gây lũ, lũ quét với mực nước lên cao và cường suất lũ lớn.
Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh từ tháng 9 đến tháng 11, và các cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh thường là các cơn bão số 7, 8, 9. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng bão có sự thay đổi. Cụ thể, khoảng thời gian có khả năng xảy ra bão trong năm được mở rộng hơn, có thể từ tháng 8 đến tháng 12. Lũ lụt cũng diễn ra với cường suất ngày càng cao, đỉnh lũ cao, dòng chảy mạnh hơn, tốc độ lũ nhanh hơn. Điển hình trận lũ lịch sử năm 2010, đã gây ra thiệt hại nặng nề khoảng hơn 48.500 ngôi nhà bị ngập sâu, 660 nhà bị cuốn trôi, 116 phòng học cấp 4 bị ngập, 100 phòng làm bằng tranh tre đã bị cuốn trôi; có 22 km đê bối bị sạt lở, 32 hồ đập vừa và nhỏ, 246 cầu cống bị hư hỏng, hơn 220 km đường giao thông bị sạt lở và chìm sâu trong lũ…Tổng thiệt hại ước tính trên 300 tỷ đồng.
- Nước
b
iển lấn sâu vào các sông và hiện tượng xâm thực bờ biển:
nước biển đã lấn sâu vào nước sông hơn 10km, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân ven biển. Hiện tượng xâm thực và xói lở bờ biển đã và đang xẩy ra ở các huyện ven biển, đặc biệt tại các huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Một số giải pháp đã triển khai
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH và Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Tĩnh đã thực hiện một số hoạt động để ứng phó với BĐKH như: Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và của người dân về BĐKH, tác động của nó đến tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ban hành Chỉ thị số 16/2010/CT-UBND ngày 21/9/2010 về việc chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó UBND tỉnh giao các cấp, các ngành, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về hiện tượng BĐKH và các giải pháp ứng phó. Xây dựng và gia cố hệ thống đê kè ngăn mặn, chống xói lở. Tranh thủ các nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện các Chương trình đầu tư nâng cấp đê biển, đê sông; xử lý sạt lở bờ sông; nâng cấp an toàn hồ chứa lớn; xây dựng âu tránh trú bão cho tàu cá ở Cửa Nhượng, Cửa Sót, Cửa Khẩu đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; Di dân khỏi vùng sạt lở dọc theo bờ sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi ... Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tính đến hết năm 2010 tỷ lệ diện tích che phủ rừng đạt trên 50%.
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với các mục tiêu: Đánh giá bước đầu mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và khu vực trên cơ sở các kịch bản BĐKH đã được công bố; Đánh giá mức độ tác động của nó đến các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Củng cố và nâng cao năng lực ứng phó; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực; Đề xuất các nhiệm vụ, chương trình, dự án cho các ban, ngành, địa phương và lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược và kế hoạch của tỉnh .
Trước mắt, để hạn chế tình trạng BĐKH
mỗi người cần phải có ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan. Mặt khác, chúng ta phải có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng BĐKH và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng góp phần làm giảm tốc độ BĐKH./.
Phạm Hữu Tình -
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh