Hồ Chí Minh người đi tiên phong trước thời đại

Xét cụ Nêru trong 45 phút là xong, riêng Bác Hồ phải xét đến 7 tiếng đồng hồ- xét ở mức cao hơn, vì là danh nhân văn hóa tiêu biểu cho nền văn hóa nhân loại. Nhà văn hóa giải phóng dân tộc, giải phóng con người, không phải chỉ là văn hóa nghệ thuật. Người không tha hóa về vật chất, không mang tiếng về đời tư. Tiêu biểu cho thế kỷ 20 - Thế giới đang đứng trước thảm họa tha hóa về văn minh vật chất, con người đang bị xô đẩy vào đời sống tiện nghi tối đa, xa dần cuộc sống giữa người với người, sự suy giảm về đạo lý làm người.
Thập kỷ 90, Liên Hợp Quốc đề ra các nước trên thế giới phải xóa nạn mù chữ. Liên hợp quốc đã thấy được Hồ Chí Minh đặt ra xóa nạn mù chữ từ năm 1945 trong lúc đó Liên Hợp Quốc và Liên Xô chưa có chủ trương này.
Đây là Nguyên thủ của một quốc gia nhỏ mà có tầm nhìn dự báo chiến lược, đã thấy được thế giới còn đói, dân còn dốt thì nguy cơ mất nước còn bị đe dọa.
Hồ Chí Minh đề ra tết trồng cây đã hơn 30 năm để bảo vệ môi trường sinh thái. Bởi vậy Liên Hợp Quốc thấy được Hồ Chí Minh là nhà văn hóa ở chổ đó.
Một vấn đề đang là xu hướng của thời đại thế giới ngày nay là thế giới đối thoại. Đây không phải là sự sáng tạo của các nguyên thủ quốc gia ngày hôm nay. Tư tưởng đối thoại chính là tư tưởng Hồ Chí Minh có từ năm 1946.
Khi xử lý sự việc cố tránh cuộc chiến tranh Pháp – Việt. Thời điểm ấy phải thỏa thuận với Tưởng Giới Thạch (Tưởng có 20 vạn quân đóng ở đất Bắc). Khi Tưởng rút quân, Bác Hồ sang Pháp 4 tháng để đối thoại: Từ 30 tháng 5 đến 30 tháng 10 năm 1946 thì về đến Hải Phòng.
Sự kiện đó hội đồng Liên Hợp Quốc coi Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề ra đối thoại và đã tiến hành đối thoại.
Liên Hợp Quốc còn xét Bác Hồ về mặt đạo đức: 24 năm làm Nguyên thủ Quốc gia không tha hóa. Nhiều Tổng thống, Thủ tướng TBCN kể cả XHCN sau một nhiệm kỳ, Ngành tòa án truy tố vụ này, vụ kia. Hồ Chí Minh là một người cầm quyền kiểu mới. Khi người nằm xuống, ngoài căn nhà sàn, không có một cái gì khác của riêng mình. Hồ Chí Minh là người cộng sản hội tụ được cả trí tuệ Đông – Tây.
Khi chưa có chính quyền, Người sống với nhân dân, khi dành được chính quyền, Người đã hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Đề cương chuẩn bị kỷ niệm Hồ Chí Minh của các quốc gia là 84 trang, còn ở nước ta chỉ có 28 trang và là nước đề nghị kỷ niệm Hồ Chí Minh muộn nhất.
Chưa bao giờ có một danh nhân mà 88 Quốc gia ra Nghị quyết kỷ niệm như danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. UNESCO Việt Nam tự bạch, sở dĩ đề nghị kỷ niệm Bác muộn là bởi sợ không xét được.
Tại văn bản kết quả xét phong của UNESCO ghi: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc- danh nhân văn hóa kiệt xuất” còn ta chỉ nghi: “ Bác Hồ- Anh hùng giải phóng dân tộc- Danh nhân văn hóa lớn”.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta là danh nhân văn hóa của thế giới thứ 21.
*         *
*
Xin dẫn trình những đánh giá của Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thí dụ Pari là thủ đô nước bại trận trước Việt Nam, nhưng họ rất công bằng trong việc đánh giá vĩ nhân Hồ Chí Minh. Trước khi nước Pháp kỷ niệm 200 năm cách mạng 1789, Pháp lập một bảo tàng Mông – Tơ – Rio để kỷ niệm và lưu trữ những gì có liên quan đến Cách mạng Pháp. Trong bảo tàng này dành một tiểu khu trang trọng để lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà điện ảnh Liên Xô là Gia Vi Nốp nói với một nhà chính khách Việt Nam: “Được giao nhiệm vụ hợp tác với Việt Nam làm bộ phim kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ. Kịch bản đã gửi sang. Qua kịch bản này: Hồ Chí Minh chỉ là một nhà chính trị, chưa phải Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thời đại. Mà dựng bộ phim chính trị chay thì không giải thích được cho thế giới thế nào là danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh...”
45 nước đã đăng ký mua phim, nếu làm theo kịch bản Việt Nam thì chỉ là phim tài liệu- thời sự- không phải là diện mạo Việt Nam. Khi gặp các nhân vật quan trọng Việt Nam gần gũi Bác Hồ để tìm hiểu thì vẫn thấy Bác là nhà chính trị. Do đó không thể làm phim được... làm phim cho ra phim. không làm được thì thôi...
...Cuộc hội thảo khoa học về Bác Hồ tại Ba Đình – Hà Nội, gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức hoặc cá nhân của nhiều nước. Mỹ có 03 đoàn, mỗi đại biểu khám phá Bác Hồ ở một khía cạnh riêng. Công bằng mà nói, họ hiểu Bác Hồ hơn các nhà khoa học xã hội Việt Nam. Không phải họ có trình độ hơn ta, hoặc ta yêu Bác Hồ thua họ. Bởi lẽ vì điều kiện của ta quá hạn hẹp tài chính. Các nước họ tài trợ để đi ra nước ngoài sưu tầm tài liệu về Bác rất lớn. Còn các nhà nghiên cứu của ta chỉ thông qua tài liệu trong nước và Báo chí, may ra có ai ra nước ngoài công tác thì nhờ kết hợp sưu tầm.
3 đại diện của Mỹ vào dự hội thảo có mấy vấn đề: Một bà tên là Mili... nói: “Hồ Chí Minh là ai? Tôi là nhà triết học Mỹ, là hạ nghị sỹ Mỹ, nhưng không đại diện cho ai? Đại diện cho tiếng nói của lương tâm, xin trả lời: Hồ Chí Minh là đại diện cho những nghịch lý? Cách đây 45 năm, các nước trong thế giới thuộc địa nằm trong đêm dài nô lệ, chưa có nước nào dành độc lập. Việt Nam đã đương đầu với một nước có nhiều thuộc địa. Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập có trích hai tuyên ngôn của Mỹ (1776) và Pháp (1756), cho đến cách mạng tháng 10 Nga (1917) và Việt Nam 02-9-1945. Cụ thể thực dân lúc đó chưa chịu chấp nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, cho nên nghịch lý là Hồ Chí Minh nêu lên không một quốc gia nào ủng hộ (không phải như bây giờ một nước tuyên bố độc lập có hàng chục nước ủng hộ ngay).
Khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945 lúc này không có các nước thế giới thứ 3, chỉ có Liên Xô và một số nước Đông Âu (XHCN) và phe (TBCN), cả hai phe không công nhận chính quyền Hồ Chí Minh, thì ông là nghịch lý của lịch sử.
Ngày nay chúng ta nói bi kịch Hồ Chí Minh vì người nêu lên được tư tưởng đúng mà lịch sử lúc đó không chịu công nhận. Bởi vậy Hồ Chí Minh phải chiến đấu thêm 5 năm nữa, đến năm 1950 thì các nước XHCN mới công nhận Việt Nam về mặt ngoại giao.
Đến năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, năm 1950 Việt Nam mở chiến dịch Biên giới, lúc bấy giờ Trung Quốc công nhận và các nước Đông Âu cũng công nhận. Đi tiếp nữa có chiến dịch Điên Biên Phủ thì Angiêri mới noi theo đứng dậy cầm súng đi theo con đường của Việt Nam- Hồ Chí Minh không còn là nghịch lý nữa, mà Việt Nam đã khai sinh ra dòng thác thứ ba.
Bà nghị sỹ còn nói: Hồ Chí Minh là người có tư tưởng đúng của những thời điểm lịch sử sai: Thể hiện ở tư tưởng dành độc lập trong bối cảnh năm 1945 khi lịch sử chưa thừa nhận. Độc lập chỉ là khát vọng: Ấn Độ, Trung Quốc chưa có độc lập. Thời điểm sai ở chổ tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra sớm việc dạy bình dân học vụ, đến bây giờ UNESCO mới đặt ra sự tài trợ, khuyến khích cho tổ chức dạy học xóa nạn mù chữ. Tư Tưởng đúng nhưng các nước chưa ủng hộ, vì thời điểm lịch sử sai, bây giờ thì quá đúng.
Việc trồng cây nhằm cân bằng sinh thái, Hồ Chí Minh đặt ra cách đây 30 năm, nhưng ngày nay UNESCO mới đặt ra chương trình bảo vệ cân bằng môi trường sinh thái.
Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nghiên cứu lịch sử tìm hiểu. Tôi là tuổi con Bác Hồ, cho phép tôi được ca ngợi lời ca muộn mằn của một người hậu thế. Không phải tôi ca ngợi Hồ Chí Minh chỉ vì Việt Nam chiến thắng các đế quốc hùng mạnh, mà là cả vì một danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới ở thế kỷ 20. Bà Jozq Phio Gstven Sơn tự bỏ ra 10.000 USD đi từ Mỹ sang Pháp và các nước đề tìm một văn bản gốc về Hồ Chí Minh. Bà sang cả Liên Xô đề nghiên cứu. Bà đi tư NewYosk đến đảo lửa của vùng Đông bắc Châu Âu, đến cả những chổ nào có bước chân của Hồ Chí Minh đến đó.
Bà nói: Phải tìm ra lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh mà ngày nay người ta thừa nhận là danh nhân văn hóa. Theo lời bà thì lâu nay Việt Nam cung cấp cho bà lai lịch chính trị Hồ Chí Minh và những việc làm như phu khuôn vác ở Bến Nhà Rồng, bồi bàn dưới tàu, bồi bếp ở khách sạn Luân Đôn và nhà nho nghèo, anh thợ nhiếp ảnh... Toàn là lao động cơ bắp mà không thấy trí tuệ Bác Hồ chổ nào? Cho nên khi nói đến danh nhân văn hóa là người ta ngỡ ngàng. Bà nói chúng ta có lỗi trong việc tuyên truyền không đúng tầm vĩ đại của vĩ nhân Hồ Chí Minh. Chừng nào còn hạ thấp vĩ nhân về mặt trí tuệ thì chừng đó chính sách còn coi nhẹ và khinh miệt chất xám. Một quốc gia coi rẻ chất xám thì sụp đổ. Tiếng nói của bà được coi như tiếng chuông cảnh tỉnh.
Qua quá trình nghiên cứu bà ta thấy rằng: Bác chọn việc trên tàu là để có điều kiện đi được nhiều nước, chọn khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc với nhiều nhà chính khách. Lâu nay chúng ta coi đó là nơi Bác Hồ làm nghề để kiếm sống mà hoạt động cách mạng. Chúng ta không thấy đó là nơi Bác mượn để hội tụ chính khách thế giới, hoặc để làm phương tiện đi xa.
Bà nghiên cứu thấy Nguyễn Ái Quốc chơi rất thân với các đại văn hào, các nghệ sỹ danh nhân trên thế giới như Rô Manh Rô Lan, Hăng ri Baclyt, vua hề Sác Lơ... mà lâu nay Việt Nam các bạn coi nhẹ mặt này.
Và bà đã kết luận: Tôi xin ca ngợi lời ca về Người. Bởi lẽ tôi đã đi những nơi có dấu chân Người, gặp những người đã biết Người. Xin ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học, đồng thời bằng cả trái tim của người hậu thế. Khi tôi yêu Người vì tôn vinh Người ở góc độ khoa học thì tôi thấy quê hương tôi có tượng thần tư do. Tôi Là nhà sử học, đã lật lại những trang nghi của những nhà chính khách.
Trong cuốn sử đó, chính khách nào cũng ca ngợi ngôi sao tỏa sáng trên vòng nguyệt quế tượng thần tự do, cho đó là ánh sáng tự do, ca ngợi hết lời. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đến tượng thần tự do và nhìn xuống chân tựơng, Người đã ghi: “Ánh sáng trên đầu tượng thần tự do tỏa sáng trên cao xanh lồng lộng, còn dưới chân tượng thần tự do này thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng giữa các dân tộc, bao giờ người phụ nữ bình đẳng với nam giới?”.
Duy nhất có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng thần tự do. Chính vì thế tôi tìm ra con người này, xem nói và làm có tương phản không? Hồ Chí Minh quả thật nói và làm đi đôi.
Bởi vậy người ta nói nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách thời đại. Không phải tự nhiên họ tô vẽ. Đối với thế giới, họ công bằng, họ tìm đến nơi, đến chốn. Bà người Mỹ tiếp lời: “Chính tôi tìm đến khách sạn BOSTION- Đông bắc nước Mỹ. Nơi mà Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mỳ gần một năm trời. Sau này chính mấy nhà đại văn hào Châu Âu qua Mỹ đến ở tại khách sạn này. Khách sạn đã ghi lại tất cả các chính khách đến ở, trong đó có một người con gái tên là TOLRT quốc tịch Mỹ nhưng là người Pháp, cô này là ca sỹ, tự nguyện yêu Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch cổ điển. Cô gái này mê và rất muốn lôi kéo Nguyễn Tất Thành đi vào nghệ thuật. Nhưng Nguyễn Tất Thành ra đi, không phải để hoạt động chính khách mà là đi tìm đường cứu nước. Cô TOLRT lúc đó rủ Nguyễn Tất Thành đi và bảo đảm hoàn toàn vì muốn lấy ông Nguyễn. Sau này bà TOLRT trở thành văn hào. Nguyễn Tất Thành nói: Nếu tôi muốn cái văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 trong nước. Nếu tôi muốn có gia đình thì tôi đã lấy vợ từ khi tôi còn ở trong nước...
Bác đi nhiều, đến nhiều nơi, nhiều cô gái thương yêu Người, song Người gác lại một bên, chỉ vì sự nghiệp cao cả là giải phóng dân tộc- bởi Bác là Người của mọi nhà.
Người ngoại quốc hiểu thấu đáo Lãnh tụ Hồ Chí Minh như vậy, trong khi đó không ít chúng ta lại hiểu ngọn mà không tỏ tường gốc rễ. Có người nói sỡ dĩ Bác Hồ biết 28 thứ tiếng(sành sỏi 12 thứ tiếng) là để giao tiếp, kiếm sống trong quá trình hoạt động cách mạng mà không hề nghĩ rằng đó là để lĩnh hội trí tuệ, tinh hoa nhân loại, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và điều đó đã nâng tầm Hồ Chí Minh lên bậc vĩ nhân thế giới.
Cả thế giới ngưỡng mộ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”.
Hồ Chí Minh- Người tiên phong đi trước thời đại. Có thể nói Người đi trước UNESCO, đi trước các cường quốc- Đó là tư tưởng đúng nhưng nghịch lý với thời điểm lịch sử- Bởi lịch sử đi chậm hơn Người.
Nay cả nước ra sức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh- Đó là tiêu chí của thời đại ./.

Dương Thanh Tùng