Thời gian qua Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nổ lực phấn đấu giành được kết quả quan trọng và toàn diện: Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thu hút đầu tư đạt kết quả cao; văn hoá – xã hội chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định; quan hệ đối ngoại mở rộng; mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển từng bước triển khai thực hiện và đạt kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,6%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 8,6%/năm); khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chuyển biến nhanh, đóng góp trên 73% tăng trưởng kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng từ 25,56% tăng lên 32,4%; thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% lên 32,6%; nông – lâm – ngư nghiệp từ 43,15% giảm xuống còn 35%. Sản lượng lương thực bình quân đạt 48 vạn tấn/năm (năm 2010 đạt 50,35 vạn tấn)…Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm và năm 2010 đạt 55 triệu USD…Trong thành tích chung đạt được thì vị trí, vai trò của hoạt động KH&CN ngày càng được thể hiện, h
oạt động KH&CN
giai đoạn 2006-2010
đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
. Kết
hợp
chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học
và
phát triển công nghệ
trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá... Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, thanh tra, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Kết quả được thể hiện:
1. Công tác quản lý nhà nước: Đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành 8 Quyết định và 2 Chỉ thị trên lĩnh vực hoạt động KH&CN của địa phương. Điển hình như: Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND tỉnh về việc thành lập và ban hành điều lệ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh, đây là nét mới về chính sách trong lĩnh vực hoạt động KH&CN; hướng dẫn liên ngành số 02/HDLN-SKHCN-SNV, ngày 06/02/2009 của hai Sở KH&CN và Sở Nội vụ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thành phố, Thị xã…; Công tác quản lý Công nghệ, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tổ chức thẩm định 9 dự án đầu tư, 4 hợp đồng chuyển giao công nghệ; hướng dẫn 138 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; làm thủ tục cấp phép cho 22/24 cơ sở X-Quang; Triển khai 22 cuộc thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực KH&CN, đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 206 triệu đồng đối với các cơ sở vi phạm; Hướng dẫn công bố tiêu chuẩn chất lượng cho 320 loại sản phẩm hàng hoá; triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, ISO 9001:2008, ISO 14000, HACCP, GMP cho 33 cơ quan hành chính nhà nước; 30 doanh nghiệp, 2 trung tâm sự nghiệp; Kiểm định 197.505 phương tiện đo và thử nghiệm 10.435 mẫu và công trình trên địa bàn tỉnh; Thực hiện 64 chuyên mục KH&CN trên sóng phát thanh truyền hình và Báo Hà Tĩnh, 2 phóng sự KH&CN phục vụ nông thôn miền núi Hà Tĩnh trên Đài Truyền hình Trung ương; xuất bản mỗi năm 4 số tập san KH&CN (phát hành 600 cuốn/số) và phát hành mỗi tháng một Bản tin KH&CN với nông nghiệp nông thôn (950 cuốn/số).
2. Hợp tác KH&CN và phát triển tiềm lực: Chủ động phối hợp với hơn 15 viện, trường trong nước và tổ chức KH&CN, các chuyên gia của các nước như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc... chuyển giao thành công các công nghệ và nghiên cứu trên lĩnh vực KH... Đã tổ chức nhiều chuyến khảo sát, tham quan học tập tại các nước trong khu vực và tiếp đón, làm việc với 20 đoàn khách nước ngoài vào làm việc về KH&CN. Đào tạo, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình KH&CN cho hai tỉnh Bolykhămxay và Khămmuộn của nước bạn Lào được phía bạn đánh giá cao.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học không ngừng được trưởng thành,
đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có
32
.
344
người
có trình độ từ cao đẳng trở lên; trong đó
26.827
người trình độ Đại học;
576
thạc sĩ,
31
tiến sĩ
(
3 Giáo sư và phó Giáo sư
)
. Toàn tỉnh có 28 tổ chức hoạt động KH&CN (bao gồm các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức dịch vụ KH&CN) và trên 28 phòng thì nghiệm trên các lĩnh vực, trong đó 21 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS và VILAS.
3. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Đã triển khai
1 đề tài cấp Bộ; 2 dự án hợp tác quốc tế; 11 dự án thuộc chương trình NTMN (4 dự án TW quản lý; 7 dự án địa phương quản lý), 93 đề tài, dự án cấp tỉnh được triển khai trên các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh, điều tra cơ bản, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất… Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.
Lĩnh vực K
hoa học xã hội và nhân văn
, các đề tài
tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề về bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giáo dục và đào tạo, khoa học quản lý, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhằm giải đáp những yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội trong sự nghiệp đổi mới.
Hoạt động KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn, c
ác kết quả nghiên cứu triển khai đã gắn kết với nhu cầu thực tiễn sản xuất của địa phương, du nhập và tuyển chọn các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao điển hình như:
Giống lúa XT27, XT28 cho năng suất 50-55 tạ/ha, X33 cho năng suất 55-60 tạ/ha và xác định được một số giống lúa có triển vọng: giống Xuân Trung X05.97, X07.219; giống Xuân Muộn X07.1
, D196HD
...; Áp dụng công nghệ che phủ nilon và đưa các giống lạc L14, L17, L18, L23, TB25...để phát triển; Giống khoai lang nhật; khoai sọ KS4; Giống sắn mới đạt năng suất 70 tấn/ha và hàm lượng tinh bột đạt trên 48%; Giống nấm các loại linh chi, đầu khỉ, đùi gà, kim châm…; Đưa các giống hoa, rau và áp dụng công nghệ ViệtGAP để phát triển nghề trồng hoa và sản xuất rau sạch ở địa phương... Du nhập giống bò Brahman và sử dụng tinh đông viên của giống Charolaise phát triển theo hướng sản xuất giống lai và nuôi thương phẩm; Du nhập giống gà siêu trứng VCN-G15, giống gà Aicập, giống ngan Pháp… Đưa các công nghệ và đối tượng nuôi mới có chất lượng cao về địa phương như: tổ chức sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc Hương trong ao; nuôi cá Mú; cá Dò bằng lồng trên biển; nuôi cá Vược bằng lồng, nuôi trong ao đất; nuôi cá Tra thương phẩm trong ao đất; nuôi Tôm hùm bằng lồng; Tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt và nhiều đối tượng khác có giá trị. Ngoài ra hoạt động KH&CN còn tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề như nâng cao đời sống cho người dân các xã vùng bãi ngang ven biển, miền núi đưa các ngành, nghề mới về nông thôn như nghề sản xuất rau an toàn, trồng nấm, nuôi ong lấy mật, trồng và chế biến mây, chế biến nước mắm…
Trong công nghiệp đã nghiên cứu,
tư vấn và
lựa chọn những dây chuyền công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại phục vụ định hướng
,
đầu tư chiều sâu
,
đổi mới công nghệ
,
thiết bị tạo ra các công trình, sản phẩm có năng suất chất lượng cao hơn
. Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN giải quyết việc làm, góp phần ổn định đời sống cho người dân tái định cư ở Khu kinh tế Vũng Áng, công trình thuỷ điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang, mỏ sắt Thạch Khê…
Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên, đ
ã tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý địa chất, môi trường sinh
thái, cung cấp số liệu, luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn tài nguyên và gắn với bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng của địa phương, vai trò KH&CN có nơi còn xem nhẹ, nh
ận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, một số ban, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò của KH&CN chưa đầy đủ nên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động KH&CN; Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh còn mỏng, thiếu các chuyên gia giỏi, thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao nhất là ở các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũng như ở các đơn vị nghiên cứu triển khai. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu. Mạng lưới hoạt động KH&CN ở ngành, huyện, thị, thành đã được hình thành nhưng hoạt động còn hạn chế; Hệ thống cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN còn yếu và thiếu cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cũng như cơ chế chính sách để hoạt động có hiệu quả…
Xuất phát từ yêu cầu mới, để khoa học thực sự phát huy vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra, giai đoạn tới cần tập trung thực hiện các nội dung:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp; sự phối hợp hoạt động có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển quê hương, đất nước trong giai đoạn mới;
2. Tiếp tục xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách, các văn bản qui phạm để hoàn thiện hệ thống hoạt động KH&CN từ tỉnh đến cơ sở, thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao;
3. Tiến hành tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận trong sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thúc đẩy công tác đầu tư, đổi mới công nghệ. Tập trung nghiên cứu, thực hiện tốt một số chương trình, dự án trọng điểm, tạo bước đột phá trong một số ngành kinh tế, một số sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị gia tăng cao. Trước mắt tập trung nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phát triển công nghiệp phụ trợ và nâng cao đời sống cho người dân tại Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, mỏ sắt Thạch Khê...và đầu tư phát triển khai thác lợi thế của 137 km bờ biển.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi KH&CN để phục vụ nông nghiệp – nông dân – nông thôn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới và đáp ứng với sự biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong những năm tới;
4. Phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, các địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thúc đẩy liên kết giữa Nhà nước – Nhà doanh nghiệp - Nhà Khoa học và người sản xuất trong việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
5. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN để đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Tăng đầu tư về tài chính cho hoạt động KH&CN đảm bảo 2% tổng chi ngân sách của tỉnh, đồng thời có cơ chế khuyến khích, thu hút các nguồn tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các hình thức vay ưu đãi để phát triển KH&CN.
6. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ hỗ trợ về chuyên gia, về đào tạo cán bộ, thu hút vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển các cơ sở nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ, tổ chức dịch vụ về thông tin khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và tư vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
7. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; xây dựng các cơ chế chính sách, chiến lược phát triển KH&CN, kế hoạch đào tạo, sử dụng, xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, khuyến khích và thu hút trọng dụng, tôn vinh nhân tài, đặc biệt các chuyên gia đầu ngành về công tác tại địa phương. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ KH&CN phát huy khả năng sáng tạo, cống hiến tài năng phục vụ quê hương, đất nước.
Để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, không có con đường nào khác là phải dựa vào sự phát triển KH&CN. Với các chủ trương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự quản lý điều hành của các ngành, các cấp, cùng với sự nỗ lực
phấn đấu vươn lên
của đội ngũ trí thức, hoạt động KH&CN trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mới trên các lĩnh vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH quê hương, đất nước, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân xây dựng tỉnh nhà phát triển giàu mạnh./.
Nguyễn Huy Lâm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ