Đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. K
hủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra phức tạp trên quy mô rộng, ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Mặt khác, do vị trí địa lý tỉnh ta thuận lợi nên cũng là cơ hội cho các loại hàng giả, hàng kém chất lượng… ở trong và ngoài nước tìm mọi cách để tràn vào. Các hoạt động buôn lậu, buôn bán, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại ngày càng phức tạp, quá trình triển khai các hoạt động phòng chống ngày càng khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, được sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo 127 của tỉnh, 10 năm qua ngành KH&CN đã trực tiếp, phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát và đạt được nhiều kết quả, đã hạn chế được nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường và phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, ...
Trong công tác tham mưu
: Đã tham mưu trìnhUBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND, ngày 31/01/2007 v/v ban hành quy định và tổ chức hoạt động điểm cân đối chứng tại các chợ; Chị thị 13CT/UB-VX ngày 7/6/2001 về việc triển khai hoạt động công bố tiêu chuẩn, chất lượng SPHH và hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn; Quyết định 13/2010/QĐ-UB ngày 14/5/2010 về quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa" trên địa bàn tỉnh và nhiều văn bản tổ chức triển khai công tác quản lý tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường; SHTT chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận đo lường... phối kết hợp trong hoạt động quản lý đo lường với đơn vị kiểm định; ký kết đảm bảo công tác đo lường đối với Điện lực và Công ty xăng dầu Hà Tĩnh.
Trong công tác phối kết hợp:
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đã tổ chức 37 cuộc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TCĐLCL, SHTT cho các đối tượng là cán bộ quản lý KHCN cấp huyện, ngành, các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếtrên địa bàn. Phối hợp Báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Tĩnh phát hành 127 chuyên trang báo; Xây dựng phát sóng 120 chuyên mục truyền hình, 15 phóng sự tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hoạt động Khoa học-Công nghệ. Đặc biệt năm 2010 đã tổ chức triển khai dự án Chương trình Sở hữu trí tuệ và cuộc sống với nội dung: Tuyên truyền phổ biến kiến thức SHTT trên Đài phát thanh truyền hình địa phương mỗi tháng 2 số (trong nội dung mỗi số có chuyên mục về chuyên gia tư vấn trợ giúp pháp lý về SHTT, có câu hỏi tìm hiểu pháp luật về SHTT dành cho khán giả truyền hình và có giải thưởng cho những tập thể, cá nhân có câu trả lời đúng).
Trong công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL
: Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân SXKD thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hoá theo phân công, phân cấp quản lý đến nay có trên 1.000 sản phẩm hàng hoá sản xuất thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng trong đó có trên 200 sản phẩm được công bố hợp chuẩn; 2 sản phẩm chứng nhận hợp chuẩn; Thẩm định 80 cột đo nhiên liệu và 05 cân ôtô lắp đặt mới theo yêu cầu của các doanh nghiệp; Đánh giá tại chỗ khả năng kiểm định phương tiện đo của Điện lực Hà Tĩnh, Trung tâm Phân tích Thử nghiệm Hiệu chuẩn và thực hiện giám sát hoạt động của 02 đơn vị này.Bên cạnh đó
,
công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu được chú trọng, đã tiến hành kiểm tra chất lượng trên 100 lô hàng nhập khẩu với hơn 100.000 sản phẩm đúng quy định; công tác tập huấn, đào tạo được quan tâm, như triển khai Thông tư 29, hướng dẫn Nghị định 55 về quản lý xăng dầu và Nghị định số 107của Chính phủ, Thông tư số 12 của Bộ KH&CN, đã tổ chức 8 lớp đào tạo về nghiệp vụ đảm bảo đo lường, chất lượng trong sản xuất, kinh doanh xăng dầu và khí hoá lỏng .
Trong công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát thị trường
:
Hàng năm đã xây dựng kế hoạch phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã và các ngành chức năng như: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Công an tập trung kiểm tra các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, xây dựng; các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như: xăng dầu, gas, khí đốt. Quá trình kiểm tra, Sở đã làm tốt vai trò nhiệm vụ của mình, đã kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm. Trên địa bàn tỉnh, qua tiến hành kiểm tra 2.238 lượt cơ sở; đã phát hiện, xử lý 227 vụ, (trong đó vi phạm về SHTT 60 vụ, 3 vụ kinh doanh hàng giả, còn lại là các vi phạm quy chế nhãn mác hàng hoá, đo lường. Xử phạt vi phạm hành chính nộp Kho bạc Nhà nước 257,320 triệu đồng
.
Đặc biệt năm 2005, phối hợp với Công an kinh tế bắt quả tang 01 Cửa hàng xăng dầu huyện Nghi Xuân sử dụng chíp điện tử thông qua bàn phím cài đặt nhiều mức sai số để gian lận, đã thu giữ tang vật, đình chỉ kinh doanh, chuyển cơ quan công an xử phạt hành chính; Năm 2008, phát hiện một cột đo xăng lắp thêm bộ phận điện tử có công tắc từ xa để gian lận tại 01 cửa hàng huyện Vũ Quang đã tịch thu, xử phạt hành chính. Năm 2011, phối hợp Sở Công thương, Chi cục QLTT kiểm tra đột xuất 01 cửa hàng xăng dầu ở huyện Lộc Hà, sử dụng cột đo có sai số vượt quá giới hạn cho phép, kiến nghị xử phạt hành chính, truy thu số tiền thu lợi bất hợp pháp và tịch thu phương tiện đo.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn có 1 số vấn đề khó khăn cần quan tâm, đó là:
-
T
ình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu trên thị trường vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Thị trường trong nước đã xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong kinh doanh: Xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, mỹ phẩm và các loại thực phẩm công nghiệp... nên trong công tác cần có những giải pháp cụ thể, tích cực; đòi hỏi năng lực, nghiệp vụ ngày càng cao hơn.
-
Hoạt động quản lý đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa gặp một số khó khăn do hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa cụ thể. Các Bộ quản lý chuyên ngành vẫn chưa xây dựng được danh mục sản phẩm hàng hóa phải thực hiện công bố hợp quy. Công tác phối kết hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá giữa các ngành còn bất cập.
-
Đội ngũ làm công tác quản lý chất lượng tại các ngành, huyện còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp quản lý.
Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, trong thời gian tới cần triển khai tốt một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc chủ động nhận thức và nâng cao trách nhiệm về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi của bản thân đối với việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền SHTT;
- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi, bổ sung những điểm gây chồng chéo, không rõ ràng, không thống nhất, không phù hợp trong quy định về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm SHTT; Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm về SHTT, hàng kém chất lượng phù hợp với thực tế và mang tính chất răn đe cao ...
- Nâng cao hiệu quả công tác QLNN về SHTT, TCĐLCL coi phòng ngừa và chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT, hàng kém chất lượng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài để có kế hoạch, biện pháp đồng bộ, kiên quyết trong công tác quản lý; Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cá nhân chuyên trách, tổ chức đầu mối trong việc chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong việc thực thi, chống hàng giả, xâm phạm SHTT, hàng kém chất lượng.
- Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng thực thi.
Làm tốt những giải pháp trên sẽ tăng cường hiệu quả hơn nữa trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng gian lận thương mại trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Ban Chỉ đạo 127 đã đặt ra./.
Đường Thị Lệ Hà - Phó GĐ Sở, Chi cục trưởng Chi cục TC-ĐL-CL