Kết quả bước đầu thực hiện đề tài: " Nghiên cứu chuyển giao một số giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, sạch sâu bệnh vào địa bàn Hà Tĩnh"

Điều tra biến động về diện tích, năng suất lúa của Hà Tĩnh trong 7 năm gần đây (2000-2007) cho thấy: diện tích có chiều hướng giảm dần, từ 107.300 ha (năm 2000) xuống 101.800 ha (năm 2006) nhưng sản lượng lúa vẫn tăng, từ 395.700 tấn (năm 2000) lên 475.800 tấn (năm 2006). Năng suất lúa tăng dần từ 36,9tạ/ha (năm 2000) lên 46,7 tạ/ha (năm 2006). Trừ năm 2007 là năm thời tiết thất thường: đầu năm lạnh, chết mạ, cuối năm bão lũ dẫn đến diện tích không giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa năm 2007 giảm mạnh; Năng suất chỉ đạt 36,3 tạ/ha và sản lượng chỉ còn 366,2 nghìn tấn (tương tự sản lượng năm 2000) .
Đề tài "Nghiên cứu chuyển giao một số giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, sạch sâu bệnh vào địa bàn Hà Tĩnh" được thực hiện nhằm mục tiêu chung: Tăng năng suất, chất lượng lúa gạo góp phần phát triển kinh tế xã hội và vụ Đông Xuân 2008-2009 xác định được bộ giống lúa có thể bổ sung trà xuân trung IR1820, Xi23, P6 và vùng thâm canh xuân muộn đạt năng suất chất lượng cao hơn KD18 để chuyển giao cho Hà Tĩnh.
Giai đoạn 1 được tiến hành từ tháng 12- 2008 đến tháng 5- 2009 tại hai huyện Đức Thọ và Can Lộc. Khảo nghiệm 4 ha với 8 giống lúa xuân trung: XT28, X32, X33, X34, X35, X36, X38 và X43. Giống đối chứng địa phương là Xi23 và P6. Giống lúa xuân muộn XT27 cũng được đưa vào sản xuất thử ở hai huyện trên với diện tích 33 ha, giống đối chứng là KD18. Đề tài sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử thường qui để tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát và sản xuất thử được trình bày ở bảng 1, bảng 2.
Bảng 1: Tổng hợp về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giống xuân trung có triển vọng tại Hà Tĩnh.

Tên giống Thời gian sinh trưởng (ngày) số bông/m 2 số hạt chắc /bông P1000 hạt (gam) NS lý thuyết (tạ/ha) NS thực thu (tạ/ha)
% NS tăng so với đối chứng
Xi23
% NS so với đối chứng P6 Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm) bệnh slý đỏ đuôi lươn (điểm)
XT28 148 274 102,6 28,6 78,84-80,40
61,33
đến 62,30
111,3 đến 120,2 115,42 1-3 1
X33 155 243 138,4 26,19 88,08-88,32 65,50 đến 72,00 116,9đến 141,1 121,29 1 1
Xi23 155 288 96,0 24,92 60,23-68,89 51,00 đến 56,00 100,0 103,70 3 1
P6 142 306 93,2 23,78 67,81 54,0 96,42 100,00 1 1

Bảng 1 cho thấy XT28 và X33 là 2 giống xuân trung có triển vọng. Năng suất thực thu của X28 đạt 61,33 đến 62,30 tạ/ha, vượt đối chứng Xi23: từ 11,3 đến 20,2%. Gạo XT28 trong, cơm dẻo, thơm ngon. Giống X33 năng suất đạt 65,5 đến 72,0 tạ/ha vượt so với Xi23 từ 16,9 đến 41,1%. Gạo X33 trắng, cơm dẻo ngon. Cả hai giống trên đều chống chịu khá với sâu bệnh và các điều kiện bất thuận tốt. Hai giống xuân trung XT28 và X33 thể hiện là những giống có năng suất cao trên đất canh tác lúa Hà Tĩnh.
Sơ lược kỹ thuật canh tác các giống lúa xuân trung: XT28 và X33 như sau:
1. Chân đất 2 lúa. Chân vàn hoặc vàn thấp.
2. Thời vụ gieo cấy:
2.1/ Giống X33.
- Gieo mạ được từ 5-20 tháng 12 (Thông thường từ 15-18 tháng 12)
- Cấy 20 - 25 tháng 1 sẽ thu hoạch vào 20-25 tháng 5 (dương lịch).
2.2 Giống XT28 gieo, cấy sau X33, 1 tuần.
3. Mật độ cấy 45-50 khóm/m2. Mỗi khóm 2-3 dảnh cơ bản.
4. Phân bón áp dụng như các giống Xuân trung Xi23, P6 khác.
Lượng phân có thể bón: 10 tấn phân chuồng, 90 N, 60P 2 O 5 , 60K 2 O. Nguyên tắc bón phân là bón nặng đầu nhẹ cuối. Tuỳ theo loại đất có thể chia ra 2-3 lần để bón, nhìn cây mà bón. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân Lân. Bón thúc sau cấy lúa bén chân 1/3 phân đạm, 1/3 phân kali. Bón thúc đẻ 2/3 phân đạm và 1/3 phân Kali. Số phân ka li còn lại bón thúc đòng.
5. Mực nước trong ruộng luôn giữ mức nước nông thường xuyên hoặc tháo rút xen kẽ theo yêu cầu sinh lý của cây lúa.
6. Chăm sóc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh. Mọi chế độ chăm sóc, làm cỏ bón phân, tưới nước như các giống lúa Xuân trung khác. Chú ý: thăm đồng phát hiện sâu bệnh sớm, phòng trừ kịp thời.
Bảng 2 : Tổng hợp về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của XT27 trong sản xuất thử 33 ha tại Đức Thọ và Can Lộc trà xuân muôn 2009.

Tên giống Thời gian sinh trưởng (ngày) số bông/m2 số hạt chắc /bông khối lượng 1000 hạt (gam) NS lý thuyết (tạ/ha) NS thực thu (tạ/ha) % NS tăng so với đối chứng (%) Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm) Bệnh bạc lá vi khuẩn (điểm) bệnh slý đỏ đuôi lươn (điẻm)
XT27 125 390 157,2 24,91 152,71 54,66đến 65,50 109,3đến 112,93 1-3 1-3 1
KD18 122 440 102,8 21,68 98,06 50,00đến 58,00 100,0 1-3 1-3 1
HT1 125 370 86,8 25,90 83,18 52,00đến 56,00 96,55đến 104,0 1-3 1-3 1-3

XT27 là giống lúa xuân muộn, được chọn lọc ra từ giống quần thể lúa thơm HT1. Thời gian sinh trưởng: 125 ngày. Năng suất thực thu đạt từ 54,66 đến 65,5 ta/ha, vượt năng suất đối chứng KD18 từ 9,3 đến 12,9%. Chống chịu cao với bệnh đỏ đuôi lươn, chống chịu cao đến khá với bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá vi khuẩn. XT27 cơm dẻo ngon hơn hẳn KD18. (Amylose: XT27:14,7%. KD18:21,5%). XT27 có độ thuần và độ đồng đều đồng ruộng cao. Đây là giống có thể mở rộng ra sản xuất đại trà tại Hà Tĩnh theo qui trình kỹ thuật sau:
Tóm tắt kỹ thuật canh tác giống lúa XT27:
1. Chân đất 2 lúa 1 màu Đông. Chân vàn hoặc vàn cao.
2. Thời vụ gieo cấy:
- Trà xuân muộn: Gieo mạ dày xúc, mạ sân xung quanh 15/1. Cấy xung quanh lập xuân 5/2 (Cấy khi mạ 3-4 lá hoặc tuổi mạ 12-15 ngày)
- Vụ Hè Thu: Gieo mạ dày xúc 10-20 tháng 5 cấy cuối tháng 5 đầu tháng 6 (tuổi mạ 15-17 ngày).
- Vụ mùa sớm (miền Bắc) Gieo cuối tháng 5 đầu tháng 6, mạ sân hoặc mạ dày xúc tuổi mạ 12-15 ngày.
3. Mật độ cấy 40-50 khóm/m2. Mỗi khóm 2-3 dảnh cơ bản.
4. Phân bón áp dụng như các giống lúa ngắn ngày KD18, HT1, Q5 ... khác.
Lượng phân có thể bón: 10 tấn phân chuồng, 90N, 60P 2 O 5 , 60K 2 O. Nguyên tắc bón phân là bón nặng đầu nhẹ cuối. Tuỳ theo loại đất có thể chia ra 2-3 lần để bón, nhìn cây mà bón.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân Lân
Bón thúc sau cấy lúa bén chân 1/3 phân đạm, 1/3 phân kali
Bón thúc đẻ 2/3 phân đạm và 1/3 phân Kali. Số phân ka li còn lại bón thúc đòng.
5. Mực nước trong ruộng luôn giữ mức nước nông thường xuyên hoặc tháo rút xen kẽ theo yêu cầu sinh lý của cây lúa.
6. Chăm sóc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh. Mọi chế độ chăm sóc, làm cỏ bón phân, tưới nước như các giống lúa ngắn ngày khác. Chú ý: thăm đồng phát hiện sâu bệnh sớm, phòng trừ kịp thời.
PGS, TS Tạ Minh Sơn
Nguyên viện trưởng Viện CLT-TP