Dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang là 1 dự án rất lớn bao gồm công trình đầu mối là hồ chứa nước Ngàn Trươi với dung tích hữu ích 704 triệu m
3
nước, hệ thống kênh tưới dẫn lưu lượng Q > 50 m
3
/s tưới cho 32.000 ha. Tổng diện tích đất sử dụng của công trình đầu mối hồ Ngàn trươi là 1.624 ha, theo dự kiến 737 hộ dân (3.234 nhân khẩu) thuộc diện di dời. Điều đó, đồng nghĩa với việc diện tích sản xuất sẽ bị thu hẹp, người dân sẽ thiếu đất sản xuất khi đến nơi ở mới… Trước thực trạng đó Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển kinh tế vườn đồi vùng tái định cư công trình thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang" do ông Phạm Hữu Bình - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang làm chủ nhiệm đã giải quyết được phần nào bài toán nan giải trên.
Với suy nghĩ: Phần lớn người dân tái định cư của công trình thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (TĐC), với thói quen sản xuất cũ, tự cung tự cấp, dựa vào hoạt động canh tác cây hàng năm (chủ yếu là hoa màu và lúa) nay chuyển đến nơi tái định cư, đất đai chủ yếu là đất rừng trồng và đất trồng cây lâu năm. Những thay đổi sâu sắc cả về điều kiện môi trường, tập quán canh tác chắc chắn cuộc sống của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc nghiên cứu lựa chọn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn có hiệu quả cao, hướng tới sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cùng với việc nâng cao năng lực kỹ thuật thông qua việc đào tạo trực tiếp trên mô hình; x
ác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật thích hợp và nâng cao năng lực để thực hiện xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích góp phần ổn định đời sống cho ngừời dân vùng tái định cư
sẽ là một việc làm đầy ý nghĩa thiết thực và hiệu quả và là giải pháp thoát nghèo cho người dân.
Suy nghĩ trên đã được thông suốt tới cấp ủy, Lãnh đạo của huyện Vũ Quang.
Chăn nuôi bò và trồng cỏ, trồng và chế biến chè, trồng cây ăn quả là những mô hình đã được lựa chọn cho
khu vực vùng phụ cận tái định cư xã Hương Thọ, và Sơn Thọ.
Đối với mô hình trồng cỏ nuôi bò: Đã lựa chọn
bò cái nền giống địa phương lai với bò đực lai Sind thuộc nhóm Zêbu và trồng cỏ VA06.
Bò sinh trưởng và phát triển tốt, cỏ VA06 phù hợp phát triển nhanh. T
hực hiện sind hóa đàn bò, chuyển từ chăn nuôi thả sang chăn dắt và bán thâm canh là hướng đi đúng trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Vũ Quang
.
Đối với mô hình trồng chè: Đưa giống chè LDP2 trồng có hệ thống phun mưa tiết kiệm nước. Hỗ trợ và tổ chức tham quan, tập huấn và cấp tài liệu quy trình kỹ thuật chế biến chè xanh Tân Cương, Thái Nguyên; trồng 5 ha cây ăn quả, đến nay cây phát triển tốt tỷ lệ sống cao, ...
Đánh giá hiệu quả của dự án, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang - Ông Bùi Việt Hùng cho biết: Đây là một Dự án đưa lại hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội là rất lớn. Dự án này đã cơ bản định hình cho người dân vùng TĐC nghề mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương
Khi được hỏi một hộ nông dân thuộc diện được hưởng lợi từ dự án - ông Nguyễn Văn Nghị xóm 7, xã Sơn Thọ cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi được tham gia dự án này, kể từ khi dự án đi vào triển khai đến nay các hộ dân đã được tập huấn, tham quan học hỏi, nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, thay đổi cách nghĩ cách làm, chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Tuy nhiên, các hộ dân nơi đây cũng không khỏi băn khoăn, bởi hiện nay một số sản phẩm như chè đã đưa ra thị trường nhưng cũng còn khó tiêu thụ, giá cả không ổn định, người dân phải tự tìm nơi tiêu thụ tại một số tỉnh khác, thậm chí ra đến Thái Nguyên.
Đây là dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ cao, có tác động mang tính quyết định tới việc ổn định cuộc sống, xây dựng cơ cấu sản xuất cho người dân. Dự án đã ứng dụng tổ hợp công nghệ về trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với hệ sinh thái đồi núi để phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhằm giúp đỡ cộng đồng dân cư thuộc đối tượng di dời, TĐC.
Quang Tùng