Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình (tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội). Muốn đạt được mục tiêu trên công tác đào tạo nghề cho người dân là rất cần thiết. Chính vì vậy, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi là Đề án 1956), theo đó bình quân mỗi năm đề án sẽ đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn.
Ở tỉnh ta, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được UBND tỉnh và các ngành quan tâm. Thực hiện Đề án 1956, năm 2011 các đơn vị, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp và ký hợp đồng cho 29 đơn vị đào tạo 136 lớp; tính đến 6 tháng đầu năm có khoảng 4.114 học viên được đào tạo bằng số lượng thực hiện cả năm 2010. Trong đó: đối tượng 1: 1212 người, chiếm tỷ lệ 29,46%; đối tượng 2: chiếm tỷ lệ 14,29%; đối tượng 3: 2.314 người, chiếm tỷ lệ 56,25%. được đào tạo với các ngành nghề điển hình như: Trồng cây ăn quả, mây tre đan, chế biến thuỷ sản, Xây dựng, chăn nuôi, kỹ thật trồng rau, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,v.v…
Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn là vấn đề bức thiết:
Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm trong nông thôn hiện đang là vấn đề cần quan tâm. Thời gian nông nhàn chưa được tận dụng (khoảng 35% thời gian lao động nông nghiệp), còn nhiều thanh niên đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền bù, nhiều khi khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng lao động nông thôn kéo ra thành phố tìm việc làm ngày càng tăng. Trước thực tế trên, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm hiệu quả ngay tại địa phương được xem là hướng đi thích hợp nhất.
Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn đang hình thành theo 2 hướng: Đào tạo những nghề phi nông nghiệp để cung cấp lao động cho các nhà máy, công trường như các nghề: gò, hàn, lắp máy... và đào tạo những nghề liên quan đến nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, chế biến ...
Trong nông nghiệp người dân vốn đã quen thuộc với các nghề đơn thuần như trồng lúa, trồng lạc, nuôi lợn, nuôi gà, vịt .... nên đào tạo phải có bước đi và cách làm phù hợp, học phải đi đôi với hành và phải quan tâm đến việc ứng dụng KHCN trong công tác đào tạo, cần giới thiệu cho người dân các giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao; ứng dụng KHCN trong phòng, trừ dịch bệnh, …;
quy trình kỹ thuật sản xuất tiến bộ nhất; sự gắn kết giữa nhà Khoa học và nhà nông. Khi người nông dân đã sản xuất ra số lượng nhiều, tạo nền sản xuất hàng hóa thì lúc ấy sẽ cung cấp cho bà con những công nghệ kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch để làm tăng giá trị sản phẩm và tiến hành các công việc như đăng ký nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm,
phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp hàng hoá có tính cạnh tranh; khuyến khích làng nghề mạnh dạn đầu tư cải tiến công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật có định hướng lâu dài trong phát triển đem lại giá trị gia tăng mỗi năm.
Trong nông thôn hiện nay, người lao động cần được đào tạo về tất cả những nghề có tác dụng trực tiếp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới. Quan trọng nhất là tăng nhanh các ngành nghề bảo quản, chế biến nông lâm sản - ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng đối với khu vực nông thôn, song lâu nay chưa được quan tâm, dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá”, nguyên liệu chưa được tận dụng
Phải coi phát triển nông nghiệp, nông thôn như cái “giá đỡ” cho nền kinh tế, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm
an sinh xã hội mà đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một việc làm quan trọng để phát triển.
Từ thực tế khoa học công nghệ đến việc đào tạo nghề phục vụ nông nghiệp nông thôn
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Hà Tĩnh là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ đào tạo KHCN, năm 2011 Trung tâm được Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh cấp phép đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Từ các đề tài nghiên cứu, các ứng dụng KHCN trong những năm qua, chúng tôi đã chuyển tải đến với bà con nông dân và hướng dẫn bà con tổ chức triển khai sản xuất thành công, bước đầu thu được một số kết quả đáng phấn khởi như: mô hình trồng hoa ở Thạch Môn (Thành phố Hà Tĩnh); sản xuất thành công chế phẩm vi sinh HaTi-MIC và hướng dẫn chế biến phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải sinh hoạt, xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi; Chế phẩm HT –Bio xử lý môi trường ao nuôi trồng thủy sản. Bảo quản nguồn gen, sản xuất giống và trồng cây bưởi đường tại xã Sơn Quang (huyện Hương Sơn); chế biến nước mắm bằng công nghệ mới tại xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh); chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình kinh tế sinh thái nông lâm kết hợp tại xã Thạch Văn, Thạch Đỉnh (huyện Thạch Hà), mô hình sử dụng năng lượng tái tạo: Pin mặt trời, Biogas, nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại Thạch Văn, Sơn Quang ... Thông qua việc tham gia thực hiện các mô hình, người dân ở những vùng này đã nắm vững các quy trình để triển khai sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ những người nông dân chưa rõ về kỹ thuật trồng và chăm bón các loại hoa, đến nay một số hộ dân tại xã Thạch Môn đã có thể tự liên hệ mua giống hoa Lyly, tự sản xuất giống hoa cúc để trồng và rất thuần thục trong việc chăm sóc hoa; một số hộ dân ở Sơn Quang cũng tự sản xuất cây giống bưởi đường từ cây mẹ được tuyển chọn và cho thu nhập cao. Trong năm này chúng tôi sẽ triển khai hướng dẫn cho bà con kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, mô hình nuôi nhím, mở rộng mô hình nuôi ong...
Áp dụng kết quả của đề tài, dự án KHCN với việc đào tạo nghề, Trung tâm đã mở được 3 lớp đào tạo nghề; 2lớp
"sản xuất phân ủ hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm và rác thải sinh hoạt"
tại phường Đại Nài thành phố Hà Tĩnh và xã Thạch Long huyện Thạch Hà, 1lớp
"Chế biến nước mắm"
cho người dân tại xã Thạch Kim huyện Lộc Hà. Hiện đang chuẩn bị mở thêm 2 lớp dạy nghề ủ phân hữu cơ vi sinh tại huyện Đức Thọ. Qua quá trình đào tạo chúng tôi nhận thấy để công tác dạy nghề thực sự phát huy hiệu quả chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Khảo sát kỹ về nhu cầu, ngành nghề đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phải thực sự mang lại lợi ích cho người dân, và cần có ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác dạy nghề, nhằm tạo tính mới, nâng cao hiệu quả đào tạo. - Nên có đầu tư cho các mô hình thực hành nghề, việc dạy nghề không nhất thiết chỉ ở trên lớp mà phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành để các học viên có điều kiện thực hành, theo dõi kết quả .
- Thực hiện công tác giám sát, đánh giá, bổ cứu kịp thời và có giải pháp giúp người dân có thể tạo được công việc sau khi học nghề.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đ
ang là vấn đề xã hội cần
được
ưu tiên, đó
là “chìa khoá vàng” giúp nông dân chuyển đổi ngành nghề, đưa kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao
./.
KS. Nguyễn Thị Hà - Trung tâm Úng dụng Tiến bộ KHCN Hà Tĩnh