N
hiệm vụ
trọng tâm
của ngành KH&CN đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đó là việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KH&CN để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao dân trí; nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, hoạt động KH&CN tỉnh nhà đã có sự ưu tiên thích đáng cho nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao sản lượng, năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Hà Tĩnh trên thị trường.
Lĩnh vực trồng trọt:
Thời gian gần đây, những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được du nhập và chuyển giao vào sản xuất như HT9, HT13, N34, XT28, X33, QR1, RVT, OM4218, OM5472, VTNA2… Điển hình là mô hình sản xuất thâm canh giống lúa xuân trung XT28, giống lúa hè thu OM4218, RVT. Theo thống kê vụ đông xuân 2012-2013 toàn tỉnh có gần 500 ha sử dụng giống XT28, vụ hè thu 2013 có gần 300 ha sử dụng giống OM4218 và đông xuân 2013-2014 có gần 700 ha lúa sử dụng giống XT28, đã cho năng suất tăng 12-15% so với các giống lúa khác trong cùng trà, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,2 lần so với sản xuất đại trà. Nhiều giống lạc, rau đậu, hoa mới như: giống lạc L23, L26, L19; giống đậu xanh ĐX14, ĐXVN7; giống sắn HTL09; giống bắp cải chịu nhiệt Green helmet, Bí xanh tre việt, dưa chuột Nhật Bản, dưa chuột Chiatai Thái Lan, mướp hương Trang nông, Cà rốt F1, dưa hấu, khoai tây, hoa Lily Sorbon, Lily Golder tycom, hoa loa kèn White fox, v.v..., đã góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Điển hình là mô hình sản xuất rau chất lượng cao theo công nghệ VietGAP tại xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà, sau 7 tháng triển khai, dưa chuột Chiatai và mướp ngọt Thái Lan năng suất đạt 50 tấn/ha và Bí xanh Tre Việt năng suất đạt 60 tấn/ha. Thu nhập bình quân đạt 250 triệu đồng/ha, lãi ròng hơn100 triệu đồng/ha.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây ăn quả như bưởi Phúc trạch, Cam bù, Cam chanh, Bưởi đường ..., đã được quan tâm và thu được những kết quả khả quan, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. KH&CN đã nghiên cứu và triển khai thành công giải pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng kém đậu quả trên bưởi Phúc trạch, Du nhập giống cam chín muộn V2 vào Hà Tĩnh và hiện đang trồng thử nghiệm tại xã Sơn Kim huyện Hương Sơn.
Lĩnh vực chăn nuôi:
chăn nuôi lợn đã tạo ra bước đột phá mới nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Từ kết quả của dự án Chăn nuôi lợn hướng nạc theo công nghệ Thái Lan, đến nay mô hình tiếp tục được nhân rộng và phát triển ra toàn tỉnh, đã góp phần quan trọng tăng năng suất chất lượng đàn lợn thịt đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa xuất khẩu. Nhiều mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm, lợn nái ngoại kết hợp với xử lý môi trường hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao được triển khai nhân rộng trên địa bàn. Chăn nuôi gia cầm cũng đã phát triển quy mô và chủng loại nhờ ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Nhiều giống gia cầm mới đã du nhập và phát huy hiệu quả tốt như giống gà siêu trứng Ai cập, Lơgho, VCN-G15, … thông qua các mô hình khoa học.
Lĩnh vực lâm nghiệp:
nghiên cứu và phát triển thành công mô hình nhân giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ dâm hom, mô hình trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường. Nhiều loài cây bản địa có giá trị cao như Lim xanh, Sến, Dẻ, Huỳnh đàn ... cũng đã và đang được trồng bổ sung làm phong phú thêm về rừng trồng tại Hà Tĩnh, đồng thời góp phần cải thiện môi trường, nâng độ che phủ rừng lên 58%, cao nhất từ trước tới nay.
Lĩnh vực thủy sản:
Việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chọn tạo con giống, công nghệ nuôi cá lồng bè, nuôi cá trong bể xi măng, nuôi tôm trên cát .v.v... đã được triển khai và nhân rộng, điển hình là mô hình ương nuôi tôm giống tại xã Kỳ Trinh huyện Kỳ Anh, mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân … đã góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất, sản lượng và giá trị nghề nuôi trồng thủy sản tại Hà Tĩnh trong những năm qua.
Lĩnh vực công nghệ sinh học:
Công nghệ sinh học trong những năm qua đã được chú trọng nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiển sản xuất, điển hình là mô hình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Chế phẩm sinh học HATIMIC là sản phẩm của khoa học hiện đã được ứng dụng trong xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón phục vụ sản xuất tại hầu hết địa phương trong tỉnh, nhất là tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao giá trị sản xuất thông qua việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Song song với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất đó là việc nâng cao giá trị của các sản phẩm nông sản thông qua việc xây dựng thương hiệu. Kết quả
đã tạo lập, xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Phúc trạch; tạo lập, xây dựng hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cam Bù Hương Sơn, phục vụ cho công tác xác lập, đăng ký thương hiệu một đặc sản quý của quê hương Hà Tĩnh
. Đã
tham mưu đề xuất với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cho 02 sản phẩm bưởi Phúc Trạch và Cam Bù Hương Sơn; Đề xuất Cục SHTT hỗ trợ phát triển nhản hiệu tập thể cho sản phẩm mật ong huyện Vũ Quang; Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm: rau Hoàng Hà, Gạo đỏ Thạch Đài, Gạo La Giang …;
Tổ chức h
ướng dẫn cho trên 50 tổ chức, cá nhân đăng ký nhản hiệu hàng hóa và 4 đơn vị đăng ký sáng chế.
Một số n
hiệm vụ trong thời gian tới
Để không ngừng nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng và sản lượng của các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, góp phần thực hiện thành công chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là điều bắt buộc. Trong thời gian tới, Sở Khoa học Công nghệ đã xác định một số nhiệm vụ trong tâm như:
Một là:
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Ưu tiên việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất các sản phẩm chủ lực như lúa, lạc, lợn, bò, hươu, tôm; các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất nấm, các chế phẩm sinh học cải tạo đất, bảo vệ môi trường; các công nghệ chế biến, bảo quản nông sản tiên tiến; các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao.
Hai là:
Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao các tiến bộ KH&CN cho cán bộ và nhân dân trong vùng;Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ba là:
Từng bước hình thành hệ thống dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, như: tư vấn kỹ thuật, đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị; tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ... Hình thành một số doanh nghiệp KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Thạc sỹ Lê Đình Doãn - Trưởng phòng Quản lý khoa học