Thế kỷ XXI, thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, sự phát triển không còn dựa vào
lợi thế về
nguồn tài nguyên thiên nhiên
, vị trí địa lý
và sức lao động giản đơn mà chủ yếu dựa vào tri thức khoa học và công nghệ
, được coi vừa là nguồn lực con người vừa là động lực kinh tế chủ yếu
. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền sản xuất xã hội, nền kinh tế, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi KH&CN có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010 đã chỉ rõ
“Cùng với giáo dục – đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào KH&CN. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích hỗ trợ phát triển KH&CN”
.
Thực hiện các chủ trương, chính sách về KH&CN của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua h
oạt động KH&CN ở
Hà Tĩnh
đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
, gắn kết
chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học
,
phát triển công nghệ với yêu cầu thực tiễn trong sản xuất
và
đời
sống.
C
ung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định nghị quyết, chủ trương, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; Tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phòng chống dịch bệnh bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể; phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường. Các kết quả đó đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra, được thể hiện trên từng lĩnh vực sau:
- K
hoa học xã hội và nhân văn
:
Đã
nghiên cứu giải quyết những vấn đề về bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giáo dục và đào tạo, khoa học quản lý, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhằm giải đáp những yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội trong sự nghiệp đổi mới:
Phục vụ hoạch định và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước:
Đã cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các chủ trương chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh. Điển hình như cung cấp luận cứ cho công tác quy hoạch cán bộ; xây dựng chính sách thu hút nhân tài; hoạch định các chủ trương giữ vững quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới và nông thôn…
Phục vụ xây dựng đổi mới và hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế quản lý:
Các kết quả nghiên cứu về con người và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH ở Hà Tĩnh đến năm 2020, cung cấp luận cứ cho việc phát triển giáo dục đào tạo theo hướng cộng đồng hoá giáo dục vừa truyền thống vừa hiện đại; cung cấp các tư liệu phân tích, dự báo xây quy hoạch phát triển KH&CN đến năm 2020…
Cung cấp luận giải khoa học cho việc nâng cao nhận thức chính trị và tư tưởng:
Các kết quả nghiên cứu giúp luận giải nhiều vấn đề như: n
âng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì cấp huyện thuộc diện
t
ỉnh uỷ quản lý; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn
; p
hát huy vai trò giai cấp công nhân, lao động và công đoàn trong sự nghiệp đổi mới
…
N
ghiên cứu
vấn đề bảo vệ sức khoẻ, ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm
:
Nghiên cứu dịch tể học, đề xuất các giải pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả
,
kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại
trong việc điều trị và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân
, n
ghiên cứu phát triển và khai thác nguồn nguyên liệu dược liệu làm thuốc…
Điển hình như bài thuốc Hoàn xích hương điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt;
AMOSSER
chữa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng đã được ứng dụng điều trị bệnh có hiệu quả
...
Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững:
Các hoạt động KH&CN đã tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề phát triển du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ, tôn tạo và phát huy những giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể; sự tác động qua lại giữa đời sống con người với đời sống tâm linh góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quê hương, điển hình như: b
ảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ca trù; giải pháp phát triển du lịch; ảnh hưởng của dòng họ trong tiến trình phát triển KT-XH;
bảo tồn và phát huy giá trị di sản vào phát triển du lịch ở Chùa Hương Tích…
- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 2,56%/năm; sản lượng lương thực từ 42 vạn tấn tăng lên 51 vạn tấn, tăng 21%; giá trị sản xuất nông nghiệp từ 16,6 triệu đồng tăng lên gần 40 triệu đồng/ha; giá trị xuất khẩu nông, lâm, hải sản từ 9,7 triệu USD lên 32,4 triệu USD. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 29,7% lên 36%; khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển. Có được các kết quả trên phải kể đến đóng góp của KH&CN: theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trưởng nông nghiệp lên tới 30%.
Hoạt động KH&CN của tỉnh đã
tập trung theo hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất đời sống góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Trong sản xuất lương thực đã khảo nghiệm và du nhập các giống có năng suất, chất lượng cao như lúa, lạc, ngô, đậu, đỗ góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập cho bà con nông dân, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp thu nhập trên 50-60 triệu đồng/ha.
Nhiều đề tài, dự án đã được thực hiện và mang lại hiệu quả rõ rệt về KT-XH như: sản xuất hạt giống lạc cao sản tại xã Thạch Châu với diện tích 200 ha, các giống lạc L14, L17, L18 có năng suất vụ xuân đạt 45 tạ/ha, vụ hè thu đạt 16-20 tạ/ha;
thâm canh một số giống lúa có năng suất cao và chất lượng tốt như XT27, XT28, XT33, P290; x
ác định bộ giống lúa P6, PC6, HT6, P290 và các giống lạc TB25, L23, Điền nhi, có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với cơ cấu mùa vụ
;
sản xuất giống nấm các loại mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, linh chi…
đạt 50 tấn giống/ năm; sản xuất 1.000 tấn nấm các loại/năm
.
Trong lĩnh vực chăn nuôi đã tập trung theo hướng
nạc hoá đàn lợn, Zêbu hoá đàn bò
, phát triển đàn hươu
ở mức độ cao hơn
cả về quy mô và chất lượng, điển hình như: x
ây dựng đàn hươu sao hạt nhân
ở Hương Sơn
; c
hăn nuôi lợn siêu nạc
theo công nghệ Thái lan với
tổng số lợn nái đạt 1250 con, lợn thành phẩm 20.000 tấn/năm
…; du nhập giống bò Brahman và sử dụng tinh đông viên của giống Charolaise phát triển theo hướng sản xuất giống lai và nuôi thương phẩm; du nhập các giống cỏ có năng suất và chất lượng phục vụ chăn nuôi như
cỏ voi, zuzi
, VA06
Trong phát triển thuỷ sản, đã chú trọng du nhập các công nghệ và đối tượng nuôi mới có chất lượng cao về địa phương như: ốc Hương; cá Mú; cá Dò; cá Vược; Tôm hùm; Tôm thẻ chân trắng; cá Tra…, áp dụng các công nghệ trong nuôi trồng, chế biến các sản phẩm thuỷ sản.
Ngoài ra hoạt động KH&CN tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề như nâng cao đời sống cho người dân các xã vùng bãi ngang ven biển, miền núi đưa các ngành, nghề mới về nông thôn như nghề sản xuất rau an toàn, trồng nấm, nuôi ong lấy mật, trồng và chế biến mây…n
âng cao chất lượng
sản xuất muối;
điều tra, nghiên cứu xác định lợi thế của từng vùng, tiểu vùng trong việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi và các biện pháp bảo quản, chế biến, tiêu thụ, tiến tới định hướng thị trường cho từng mặt hàng nông sản;
- Khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp:
Trong công nghiệp đã nghiên cứu, lựa chọn những dây chuyền công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại phục vụ định hướng đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị tạo ra các công trình, sản phẩm có năng suất chất lượng cao hơn. Hoạt động KH&CN đã gắn liền với sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã góp phần tăng giá trị sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điển hình như: sản xuất gạch tuynen; dây chuyền sản xuất gạch bê tông tự chèn và gạch block bê tông; sản xuất phôi, dây thép đen, mạ kẽm, lưới B40, thép gai…
- Khoa học công nghệ với bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên:
Đã tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý địa chất, môi trường sinh, cung cấp số liệu, luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn tài nguyên và gắn với bảo vệ môi trường. Điển hình như xây dựng bản đồ thổ nhưỡng theo phân loại FAO-UNESCO phục vụ cho việc quy hoạch và sử dụng đất; điều tra nguồn tài nguyên khoáng sản Inmenite, Zicon; đánh giá thực trạng số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản trên đất liền của tỉnh…Ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, cung cấp nước sạch…theo hướng bền vững, như xử lý ô nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt; cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn…
- Khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cao:
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã đưa công nghệ nuôi cấy mô tế bào, sản xuất các giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng nguyên liệu như keo lá tràm, bạch đàn đỏ, gió trầm, sản xuất hoa…; chọn, tạo giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như giống tôm, cua, ốc hương, các loài cá nước ngọt…; phát triển các công nghệ sản xuất chế phẩm bảo vệ cây trồng vật nuôi, xử lý môi trường; bảo tồn và khai thác quỹ gen các giống động thực vật có giá trị…; Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tập trung chỉ đạo ứng dụng rộng rãi trên toàn địa bàn, hướng nghiên cứu tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu trang Website tỉnh Hà Tĩnh; ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, quản lý…; Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới đã tiến hành du nhập và áp dụng thành công công nghệ Compozit phục vụ cho đóng tàu và sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao như cánh cống, bàn, ghế…
- Hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật:
Công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được các ngành, huyện quan tâm, và đã trở thành phong trào phát triển rộng trong toàn tỉnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất và đời sống. Điển hình là ngành Y tế mỗi năm có từ 30-35 sáng kiến cải tiến được áp dụng; ngành Giáo dục bình quân mỗi năm có khoảng 600-700 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận ở cấp ngành; Quân sự tỉnh mỗi năm có trên 25 sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ cho công tác quốc phòng, quân sự địa phương; ngành Công nghiệp mỗi năm đã có trên 30 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, trong đó có 16 sáng kiến được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo…
Hoạt động KH&CN trong những năm qua có nhiều thuận lợi và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, thách thức sau:
1. Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, một số ban, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò của KH&CN chưa đầy đủ nên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động KH&CN; Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mang nặng tính bảo thủ trong tư duy và hành động, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chưa chịu khó, tìm tòi để đổi mới cách nghĩ, cách làm nên đã làm cản trở và hạn chế không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động KH&CN;
2. Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh còn mỏng, thiếu các chuyên gia giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, thiếu và yếu nhất là ở các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũng như ở các đơn vị nghiên cứu triển khai. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu. Mạng lưới hoạt động KH&CN ở ngành, huyện, thị, thành đã được hình thành nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả;
3. Trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa xác định được cụ thể những sản phẩm chủ lực để phát triển thành sản phẩm có lợi thế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường để KH&CN tập trung giải quyết;
4. Việc gắn kết của các doanh nghiệp với các tổ chức KH&CN trong hoạt động nghiên cứu triển khai còn hạn chế. Hệ thống cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN còn yếu và thiếu cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cũng như cơ chế chính sách để hoạt động có hiệu quả;
5. Thực trạng công nghệ của tỉnh hiện nay còn manh mún, nhiều xí nghiệp, cơ cở sản xuất trang thiết bị thô sơ, dây chuyền công nghệ lỗi thời, chưa có điều kiện để đầu tư, đổi mới. Việc du nhập các công nghệ mới vào địa phương còn hạn chế. Sở hữu công nghiệp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật còn buông lỏng, chưa được các ngành, các cấp, các doanh nghiệp quan tâm.
Từ những thành tựu, khó khăn và những thách thức nêu trên, để hoạt động KH&CN thực sự trở thành động lực, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nội dung chính sau:
- Tiếp tục xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách
các văn bản qui phạm để hoàn thiện hệ thống hoạt động KH&CN từ tỉnh đến cơ sở, thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn, kiểm soát lựa chọn công nghệ, thông qua việc các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế Cửa Khẩu Cầu Treo, các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch…để nâng cao trình độ công nghệ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN:
Tập trung tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận trong sự nghiệp đổi mới; lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương chính sách phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng – an ninh; Đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, tạo nhiều ngành nghề mới có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Tập trung phát triển và tiếp nhận các công nghệ mới để phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực và các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường, theo phương châm KH&CN cùng đồng hành với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trọng tâm là đối tác chiến lược.
Tập trung nghiên cứu, đầu tư thực hiện tốt một số chương trình, dự án trọng điểm, tạo bước đột phá trong một số ngành kinh tế, một số sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị gia tăng cao, khai thác lợi thế về biển và ven bờ, tài nguyên và khoáng sản. Tăng cường hoạt động đầu tư chiều sâu nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và diện mạo nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong những năm tới.
- Lao động sáng tạo và thúc đẩy liên kết “3 nhà”:
Phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, các địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ;
Thúc đẩy liên kết giữa Nhà nước – Nhà doanh nghiệp - Nhà Khoa học và người sản xuất trong việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Trong đó nhà doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, chủ động đầu tư nghiên cứu, ứng dụng kết quả vào sản xuất, kinh doanh; nhà nước xây dựng và tạo môi trường pháp lý, thông tin, tài trợ để khuyến khích; nhà khoa học tập trung nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN:
Trước mắt cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN để đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp KH&CN trên toàn tỉnh theo Nghị định 115 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập; Nghị định 80 của Chính phủ về khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KH&CN.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; Xây dựng các cơ chế chính sách về chiến lược phát triển KH&CN, kế hoạch đào tạo, sử dụng, xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, khuyến khích và thu hút trọng dụng, tôn vinh nhân tài, đặc biệt các chuyên gia đầu ngành về công tác tại địa phương. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ KH&CN phát huy khả năng sáng tạo, cống hiến tài năng phục vụ quê hương, đất nước.
Đầu tư về tài chính cho hoạt động KH&CN đảm bảo 2% tổng chi ngân sách của tỉnh, đồng thời có cơ chế khuyến khích, thu hót các nguồn tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các hình thức vay ưu đãi để phát triển KH&CN. Hội đồng nhân dân các huyện, thị, thành phố có kế hoạch phân bổ giao ngân sách cho hoạt động KH&CN hàng năm.
- Đẩy mạnh hợp tác KH&CN:
Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác Quốc tế, tranh thủ hỗ trợ về chuyên gia, về đào tạo cán bộ, thu hút vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển các cơ sở nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ, tổ chức dịch vụ về thông tin khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và tư vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Sử dụng đa dạng phương thức hợp tác quốc tế, đặc biệt ưu tiên hợp tác với các nước có trình độ khoa học và công nghệ tiến tiến ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp, nhằm tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ mới của các tác giả có nhiều tiềm năng chuyển giao công nghệ.
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và công nghệ được đi nghiên cứu, học tập trao đổi chuyên môn ở nước ngoài, với các tổ chức quốc tế.
Nguyễn Huy Lâm - Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh