Vùng “Cồn Mày” của xã Thịnh Lộc bị nhiễm phèn nên lâu nay đã bỏ hoang, năm 2003 gia đình chị đã mạnh dạn đấu thầu vùng đất thịt nặng, chua phèn làm trang trại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
Chỉ chưa đầy 5 năm phát triển mô hình trang trại cùng với ky ốt kinh doanh tổng hợp, đến nay ngoài nguồn vốn quay vòng vật tư nông nghiệp và hàng tạp hóa trên 500 triệu đồng. Trang trại luôn có: 500 con vịt đẻ trứng; trên 1.300 con gà lương phượng, 450 con gà ri nhân giống; 500 cây ăn quả. 10.500m 2 dưa đỏ sản xuất 4 vụ/ năm; 3000 m 2 mía đen đặc sản; 4000 m 2 ao cá thương phẩm;ủtang bị một máy cày kiêm bơm nước và hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh. Doanh thu hàng năm đạt trên 500 triệu đồng đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 200 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động chuyên nghiệp với mức lương bình quân 800.000đ/ tháng; 12 lao động thời vụ với mức lương 30.000đ/ ngày. Trong 5 năm qua đã giúp đỡ 161 hộ nghèo bằng cách cung cấp giống và cho vay không lấy lãi: 50 con lợn giống, 100 con gà giống, 1500 kg lạc giống, 2500 kg lúa giống và 25.000.000 đồng tiền mặt. Đồng thời vợ chồng anh chị tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho gà, vịt, lợn, lúa, lạc cho các hộ dân đến mua và vay con giống, hạt giống trên cơ sở tài liệu hướng dẫn, kiến thức được tập huấn và đặc biệt là kinh nghiệm đúc rút từ gia đình.
Thời gian tới chị dự định mở rộng mô hình trang trại với một khu chăn nuôi cải tạo đàn lợn nái móng cái F1,F2,F3 100 con để lai tạo và chọn lọc ra đàn lợn giống đủ đáp ứng nhu cầu và cung cấp nguồn giống lợn thương phẩm phù hợp với khả năng chăn nuôi, chất lượng thịt tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng góp phần phát triển nghề chăn nuôi cho nông dân các xã trong vùng.
Trọng Hiếu
Hội nông dân tỉnh