Một số điều lưu ý về an toàn bức xạ trong x-quang chẩn đoán bệnh

Có thể hiểu rằng, an toàn bức xạ trong chẩn đoán X – quang y tế phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản đó là phép luận chứng, tối ưu hoá và giới hạn liều bức xạ. Cụ thể, phép luận chứng lâm sàng thực tiễn đó là không sử dụng kỹ thuật chiếu, chụp hình bằng X-quang để chẩn đoán bệnh, trừ trường hợp phép luận chứng lâm sàng thực tiễn chứng tỏ rằng đó là biện pháp có lợi ích thực sự cho bệnh nhân hoặc cho xã hội.
Tối ưu hoá đó là việc giữ ở mức thấp nhất hợp lý các yếu tố liên quan tới mỗi phép chụp X-quang cụ thể như độ lớn các liều bức xạ cá nhân, số người cần được chiếu, chụp cũng như các tác hại tiềm ẩn khác. Nhằm đảm bảo rằng sự rủi ro gây ra bởi một liều bức xạ, hay liều bức xạ chiếu vào không được vượt quá giới hạn liều bức xạ áp dụng cho loại đối tượng đó.
Việc bảo vệ các nhân viên bức xạ cũng như các những người liên quan phải được bảo đảm trên cơ sở tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản đã được nêu trên đây. Liều bức xạ đối với các nhân viên bức xạ và dân chúng phải áp dụng theo các giới hạn liều cá nhân tương ứng (20 mSv/năm được lấy trung bình qua thời kỳ 5 năm, hoặc 50 mSv cho 1 năm riêng lẻ bất kỳ đối với nhân viên bức xạ và 1 mSv trong một năm bất kỳ đối với dân chúng - theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6561-1999- ATBX ion hóa tại các cơ sở X - quang).
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp có thể thực hiện nguyên lý tối ưu khi áp dụng một suất liều khả thi trong vùng làm việc của nhân viên bức xạ là 20 m Sv/tuần, giá trị này được lấy tổng cộng qua suốt cả thời kỳ làm việc thông thường. Cùng với đó phải thực hiện điều tra đánh giá thực trạng công việc của nhân viên bức xạ khi họ nhận một suất liều hiệu dụng vượt quá 5 mSv/năm, hoặc vượt quá một phần tư cho bất kỳ một giới hạn liều tương ứng đối với da, với chân, tay hoặc thuỷ tinh thể.
Nhân viên bức xạ phải là những người đã được đào tạo chuyên nghiệp và có đủ bằng cấp theo quy định mới được thực hiện chẩn đoán bệnh bằng chụp X-quang. Trong điều kiện phòng chụp có các cửa che chắn bức xạ phải được đóng kín, các rào che chắn bức xạ di động hoặc điều chỉnh được phải ở đúng vị trí bảo vệ trong tiến trình chụp X-quang chẩn đoán cho bệnh nhân.
T ại vị trí điều khiển chụp X-quang phải có che chắn bức xạ, bảo đảm sao cho suất liều tại vị trí đó,gọi là liều nghề nghiệp, thấp hơn một cách đáng kể so với các giới hạn liều áp dụng cho các nhân viên bức xạ.
C ác kỹ thuật viên vận hành các máy tia-X di động hoặc xách tay phải sử dụng các tạp dề có độ dày tương đương chì 0,25 mm . Ngoài ra, đối với các máy loại này còn phải dự phòng thêm các tạp dề và các găng tay chì, để sẵn sàng cho người trợ giúp bệnh nhân sử dụng trong trường hợp cần đến sự trợ giúp để định vị tư thế của bệnh nhân trong tiến trình chụp X-quang, hoặc cho bất kỳ ai được yêu cầu trợ lý trong tiến trình này.
Đối với  nhân viên không bức xạ và dân chúng cần tuân thủ một số quy định: C ác nhân viên không bức xạ và dân chúng không được ở lại trong phòng X-quang khi đang tiến hành chụp cho một bệnh nhân, ngoại trừ khi họ được yêu cầu ở lại. Việc này được chấp nhận, nhưng đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp, thực hiện che chắn bức xạ để bảo đảm giảm liều bức xạ cá nhân cho họ đến mức thấp nhất. Không được sử dụng cùng một nhân viên không bức xạ thường xuyên làm công việc trợ giúp trong các phép chụp X-quang. Đặc biệt, phụ nữ đang có thai tuyệt đối được tham gia vào công việc trợ giúp này.
Đối với người trợ giúp bệnh nhân hoặc giữ bộ thu nhận ảnh , không ai được trợ giúp bệnh nhân hay giữ hộp caset phim tia-X, hoặc thiết bị thu ảnh hoặc đầu ống phát tia-X cho mục đích định vị trong tiến trình của phép chụp X-quang, ngoại trừ trường hợp cần thiết, đòi hỏi phải có trợ lý hay giúp đỡ mới thu nhận được hình ảnh chẩn đoán một cách hiệu quả. Không được đơn thuần sử dụng thêm người trợ lý hoặc giúp đỡ trong một ca chụp X-quang chỉ vì sự tiện lợi.
Việc trợ giúp các bệnh nhân hoặc giữ các hộp caset phim tia-X cho mục đích định vị trong tiến trình chụp X-quang nên dùng những người đi theo bệnh nhân thực hiện và xem họ như là những nhân viên không bức xạ; còn nhân viên không bức xạ khi thực hiện các công việc này phải được xem là nhân viên bức xạ. Nhân viên không bức xạ được chọn trên cơ sở một bảng phân công luân phiên nhau, tức là không để chỉ một người thường xuyên làm công việc trợ giúp bệnh nhân hoặc giữ hộp caset phim. Những phụ nữ mang thai hoặc những người còn trẻ (dưới 18 tuổi ) không được tham gia vào các công việc trợ lý hoặc trợ giúp bệnh nhân trong mỗi ca chụp X-quang. Trong tiến trình chụp X-quang chẩn đoán đều phải khoác tạp dề chì, ở bất kỳ nơi nào có thể thực hiện được sẽ phải mang cả các găng tay chì. Không được để bất kỳ phần cơ thể nào của những người trợ giúp hoặc cầm giữ thiết bị trong các ca chụp X-quang bị chiếu bởi chùm tia X sơ cấp, thậm chí nếu có thể phải phủ kín họ bằng những áo choàng bảo vệ.
Đối với bệnh nhân , việc chụp X-quang chẩn đoán phải được cân nhắc, xem xét trên cơ sở tương quan giữa hiệu quả của những phương thức chẩn đoán hình ảnh khác như chẩn đoán lâm sàng, siêu âm,… Không được sử dụng phép chiếu X-quang để chẩn đoán bệnh, ngoại trừ có những chỉ định lâm sàng chắc chắn . Việc chẩn đoán X-quang đối với trẻ em, phụ nữ có thai càng đòi hỏi phải có những luận chứng lâm sàng xác đáng và chặt chẽ hơn, vì các bệnh nhân loại này chịu các rủi ro do bức xạ gây ra cao hơn. Đặc biệt, k hông được tiến hành những phép chụp X-quang chỉ nhằm mục đích so sánh giữa các quầng bị mờ và các quầng không bị mờ của hình ảnh chẩn đoán hoặc chụp X – quang chỉ nhằm thẩm tra bệnh cho những người không có triệu chứng bệnh, trừ khi đã có các chứng cứ xác thực dựa trên các nghiên cứu dịch tễ đầy đủ, nhằm bảo đảm việc chụp X-quang sẽ mang lại lợi ích thiết thực đối với người cần được thẩm tra.
Một vấn đề quan trọng nữa trong việc chụp X-quang , đó là việc điều chỉnh g iá trị các thông số kỹ thuật áp dụng cho phép chụp X-quang có thể gây ảnh hưởng tới liều bức xạ của bệnh nhân. Vì thế, trong từng phép chụp xác định phải chọn lựa các giá trị này một cách thích hợp, bảo đảm thu được ảnh đạt yêu cầu chẩn đoán và giảm được liều bức xạ bệnh nhân xuống mức thấp nhất. Cụ thể là, chùm tia X phải được chuẩn trực đúng vào vùng bệnh cần quan tâm và thiết diện chùm tia không được vượt ra ngoài diện tích hiệu dụng của hộp caset phim hoặc bộ thu nhận ảnh.
Tại vùng có bộ phận sinh dục hoặc vùng đó liền kề với chùm tia sơ cấp mà việc chuẩn trực chùm tia để tránh chiếu xạ vào vùng này không thực hiện được, thì bộ phận sinh dục phải được che chắn bức xạ, trừ khi việc che chắn như vậy gây ra sự che khuất những hình ảnh cần khám nghiệm. Các tấm che chắn được cắt thành các mảnh có hình dạng thích hợp và được đặt trực tiếp lên hoặc gần kề với bệnh nhân, các tấm cản xạ này phải có độ dày tương đương chì không nhỏ hơn 0,5 mm , khi các chùm tia đã được chuẩn trực phù hợp.
Đối với các phòng X - quang, c ác tường phòng, sàn nhà, trần nhà và các cơ cấu vật liệu khác của một phòng X-quang phải bảo đảm hiệu lực che chắn bảo vệ, sao cho tia bức xạ khi xuyên qua chúng, không còn gây ra tác dụng chiếu xạ vượt mức liều giới hạn cho phép đối với các nhân viên không bức xạ và dân chúng. Phải bảo đảm rằng nếu có tiến lại gần vùng máy phát tia X thì mức bức xạ tác động lên cơ thể không thể vượt mức 0,3 m Sv trong một năm bất kỳ. Vị trí của người vận hành ở bàn điều khiển phải được bố trí, che chắn bức xạ sao cho các mức bức xạ tại đó thấp nhất đến mức có thể, để bảo đảm là các mức bức xạ đó vượt quá mức liều giới hạn cho phép đối với các nhân viên bức xạ.
Để có được một ca chụp x – quang tối ưu, ngoài việc tuân thủ quy trình của nhân viên bức xạ, thì điều quan trọng nữa đó là ý thức, nhận thức của mỗi người dân, mỗi nhân viên bức xạ và không bức xạ về vấn đề này./.

CN. Trần Ngọc Sơn - Phó Trưởng Phòng QLCN-SHTT, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh