Biến đổi khí hậu và những tác động của nó đối với cuộc sống nhân loại đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (Dasgupta et al. 2007) đã lưu ý, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Với bờ biển dài hơn 3.000 km, sản xuất nụng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (hơn 75% dân số sống ở vùng nông thôn) và là một nước nghốo, 80% dân số sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các hoạt động liên quan. Lĩnh vực trồng trọt chiếm 63% tổng GDP, đóng góp hơn 60% giá trị xuất khẩu, chiếm 65% lao động của ngành nông nghiệp. Vì vậy trồng trọt đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng cũng vì thế mà ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đó tỏc động khụng nhỏ lên ngành Trồng trọt dẫn đến sinh kế của nhiều người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Tĩnh nói riêng ngày càng gặp nhiều khú khăn.
Theo thèng kª, ®¸nh gi¸ cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n Hµ TÜnh lÜnh vùc trồng trọt giai đoạn 2006 - 2011 đã chịu tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu như sau:
Năm 2006
:
Sản xuất vụ Đông năm trong điều kiện thời tiết khó khăn: Bão số 5 từ 22- 25/9/2006 với lượng mưa phổ biến từ 80 - 297,8 mm và ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 6 ngày 30/9/2006 gây mưa to, lượng mưa phổ biến từ 107,9- 471,2 mm đã gây ngập úng và nhiều diện tích phải gieo trỉa lại.
Năm 2007:Vụ Đông Xuân diễn biến rất phức tạp, nhiệt độ bình quân cao hơn các năm trước, thể hiện: Nhiệt độ bình quân tháng 12/2006: 19,4
0
C cao hơn cùng kỳ 2005 là 2
0
C thuận lợi cho các trà mạ Xuân sớm và Xuân trung sinh trưởng nhanh; nhiệt độ bình quân tháng 2 và 3/2007 là 22,3
0
C và 23,3
0
C cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 là 1,8 và 2,3
0
C ), làm cho các trà lúa phát dục nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 -7 ngày; vào cuối tháng 3 (25/3) có đợt mưa đá, lốc ảnh hưởng đến sinh trưởng. Tháng 4 ảnh hưởng liên tiếp của 5 đợt không khí lạnh vào các đợt: 03, 08, 17, 25 và 29/4 và kéo dài đến 12/5/2007 kèm theo mưa phùn, nhiệt độ thấp (nhiệt độ trung bình 18-26
0
C, cá biệt có ngày xuống dưới 16
0
C) vì vậy, ảnh hưởng không tốt đến quá trình từ làm đòng đến trổ bông, phơi màu dẫn đến hiện tượng lúa bông nhỏ, ít hạt và tăng tỷ lệ lép làm giảm năng suất.
Năm 2008:Vụ sản xuất Đông Xuân chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài 38 ngày (14/1 – 20/2/2008) trong đó có 27 ngày rét hại với nền nhiệt độ bình quân < 13
0
C, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, có 9.457 ha lúa, 1.858 ha lạc, 480 ha ngô phải gieo trồng lại. Vụ Đông 2008 triển khai trong điều kiện thời tiết gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của cơn bão số 7 (30/9/2008) và các đợt mưa gây lũ lụt trong tháng 10 (lượng mưa 900 – 1.000 mm) đã làm hư hỏng phần lớn diện tích các loại cây trồng như ngô, lạc, khoai lang, rau màu đã gieo trồng. Số diện tích ngô bị ảnh hưởng là 3.447 ha trong đó hỏng hoàn toàn 2.057 ha; hư 4.969 ha rau, 104 ha lạc.
Năm 2009:Vụ Đông, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 từ ngày 23 – 30/9/2009 làm hư hỏng 2178,5 ha, trong đó: 1030 ha ngô, 18,5 ha lạc, 1130 ha rau đậu thực phẩm.
Năm 2010:Vụ sản xuất Đông Xuân triển khai trong điều kiện thời tiết có những hiện tượng bất thường, nền nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm, đồng thời giao thoa giữa những ngày mát là những đợt nắng nóng (đợt rét đậm từ ngày 12- 24/02/2010 tiếp đó đợt nắng nóng từ 25/02/2010 đến 6/3/2010) đã tác động đến sinh trưởng của cây trồng. Đặc biệt trên cây lúa xuất hiện bệnh sinh lý trên giống Xi23, IR1820 ở các vùng đầu tư không cân đối, tụ đọng nước, đất chua; trổ sớm hơn so với lịch thời vụ 10 - 15 ngày; giai đoạn trổ bông một số ngày gặp điều kiện trời âm u mưa phùn. Đối với cây lạc diện tích vùng cao táo gieo sau Tết Nguyên đán, gặp thời tiết hanh khô, độ ẩm đất thấp ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm, sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Sản xuất nông nghiệp vụ Hè thu - Mùa năm 2010 gặp rất nhiều khó khăn: Đầu vụ thời tiết nắng nóng gay gắt, đặc biệt từ ngày 4/6 đến ngày 16/7/2010 liên tục nắng nóng với nền nhiệt độ bình quân trên 38
0
C, nhiều ngày có nhiệt độ trên 40
0
C, ẩm độ không khí thấp, bên cạnh đó nguồn điện cung cấp cho các trạm bơm, các công trình vận hành thuỷ lợi thiếu hụt, không ổn định và mặn xâm nhập sớm nồng độ cao, có thời điểm lên 8,53‰ gây hạn hán nghiêm trọng trên diện rộng, diện tích lúa bị hạn 12.318 ha, trong đó 5.432 ha hạn nặng, một số diện tích cây trồng cạn như đậu xanh, lạc,...vùng cao táo sinh trưởng kém không cho thu hoạch, tiến độ và diện tích gieo cấy lúa Mùa không đạt kế hoạch.
Vụ Đông 2010: Ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ từ ngày 22 – 25/8 đã làm thiệt hại 30 ha ngô gieo trỉa sớm và hàng ngàn ha rau màu, lúa Hè Thu 2010 ngập úng ảnh hưởng đến năng suất. Hai đợt mưa lũ liên tiếp, từ ngày 29/9 đến ngày 5/10/2010 và từ ngày 14/10 đến ngày 19/10/2010 làm thiệt hại hoàn toàn10.622,5 ha diện tích cây trồng vụ Đông, cụ thể; Ngô: 4.159 ha; khoai lang: 3.718 ha; rau các loại: 2.680 ha; lạc: 65,5 ha và hơn 5.000 ha lúa Mùa đang giai đoạn trổ bông.
Năm 2011:Vụ sản xuất Đông xuân 2010-2011 triển khai trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài liên tục từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2011, trong đó có 36 ngày nhiệt độ dưới 15
0
c đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt: Diện tích mạ bị chết: 347,3 ha (gồm trà Xuân trung giống P6 và các giống trà xuân muộn như KD18, Nếp các loại, XM12, Nhị ưu 838,...) không che phủ nilon, hoặc che phủ không đúng quy trình kỹ thuật; Diện tích lúa bị chết rét phải gieo cấy lại là 10.043,03 ha lúa, trong đó: 9.130,43 ha lúa gieo thẳng, 912,6 ha lúa cấy.
Biến đổi khí hậu đã tác động đến ngành trồng trọt rất rõ nét, các quy luật về thời tiết có nhiều thay đổi đã gây khó khăn trong việc bố trí cơ cấu giống và thời vụ cho cây trồng. Nhiệt độ tăng làm nhu cầu nước cho sản xuất trồng trọt cũng tăng theo. Theo tính toán, khi nhiệt độ tăng lên 1
0
C thì nhu cầu nước tăng lên 10% và điều này, trên thực tế vượt quá mức đáp ứng của hệ thống thủy lợi hiện nay. Nhiệt độ tăng cũng làm giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng, khi nhiệt độ tăng lên 1
0
C cũng đồng nghĩa với việc làm giảm 10% năng suất lúa, giảm 5-20% năng suất bắp, các loại cây họ đậu cũng ở tình trạng tương tự. Thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch hại trên cây trồng. Mật số sâu bệnh tăng cao thậm chí có thể phát sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất cũng như trong quá trình bảo quản, sơ chế
Với những nghiên cứu, đánh giá và nhận định hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh ta. Vì vậy chúng ta cần phải có những chủ trương và giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu trước mắt cũng như lâu dài, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chúng gây ra:
Nâng cao nhận thức, ý thức và tạo tâm lý chủ động phòng tránh và thích ứng cho người dân. Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, tính đến yếu tố về xã hội, thể chế, đưa ra những kịch bản để ứng phó, cũng như đưa ra những giải pháp, trang bị những kiến thức hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người dân. Xây dựng liên kết cộng đồng trong sản xuất. Việc hình thành các liên kết sản xuất sẽ giúp nông dân có điều kiện tốt hơn trong việc chia sẽ kinh nghiệm, tiếp cận thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tương trợ nhau khi gặp khó khăn.
Nhóm giải pháp về kỹ thuật: Thay đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác: việc lựa chọn chủng loại, cơ cấu giống cây trồng phải thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Các quy trình kỹ thuật, biện pháp thâm canh, hệ thống canh tác…cũng phải được điều chỉnh hợp lý để đảm bảo hiệu quả cho sản xuất.
Mưa bão, lũ lụt:
Ảnh hưởng của lũ lụt đến sản xuất trồng trọt thường bị vào cuối vụ Hè thu, đầu vụ Đông gây thiệt hại sản lượng lúa, đậu Hè Thu; ngô, rau vụ Đông mới gieo trồng và ảnh hưởng đến lúa Mùa. Các giải pháp đối phó sau: Vùng Hè Thu chạy lụt gieo cấy nhóm giống ngắn ngày (có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày) để thu hoạch trước 30/8; vùng Hè Thu thâm canh sử dụng bộ giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, tập trung chăm sóc để kịp thu hoạch trước 10/9; Xây dựng lịch thời vụ hợp lý để né tránh mưa bão, lũ lụt ảnh hưởng đến các cây trồng vụ Đông.
Hạn hán:
Hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt vào đầu vụ Hè thu làm lúa, cây trồng cạn chết hoặc sinh trưởng phát triển kém. Các giải pháp đối phó: Chuyển đổi diện tích lúa cao cưỡng sang cây trồng cạn hiệu quả hơn; sử dụng các giống chịu hạn;...
Rét:
Ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đến sản xuất vụ Đông xuân hàng năm đã làm nhiều diện tích lúa gieo thẳng, mạ trà Xuân muộn, lạc Xuân chết phải gieo trồng lại. Các biện pháp phòng chống rét: Sử dụng các giống chịu rét, gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo đúng mật độ, bón đủ phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ nilon cho mạ trong những đợt rét. Trà Xuân muộn phải bắc mạ phủ nilon 100% diện tích theo đúng quy trình kỹ thuật để chống rét. Tuyệt đối không được gieo, cấy vào những ngày nhiệt độ dưới 15
0
C. Căn cứ vào diễn biến của thời tiết, sinh trưởng của mạ chủ động gieo khoảng 5 - 10% mạ dự phòng bằng các giống lúa ngắn ngày.
Kỹ sư: Nguyễn Trí Hà - Sở Nông nghiệp và PTNT