Mùa đông 2008 - 2009, miền Bắc chịu một đợt rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 15
0
c), rét hại (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 13
0
c) kéo dài và nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Những ngày đầu năm 2009, ở Nam bộ cũng hứng chịu một đợt lạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Nhiệt độ tại Tp HCM xuống tới 17
0
c, tại Đồng Nai là 16,5
0
c (ngày 07/1/2009). Ngay sau đợt rét đậm rét hại kéo dài đó, miền Bắc lại trải qua một thời kỳ nóng bức và nồm, nền nhiệt độ trung bình tháng II vượt xa trung bình nhiều năm (TBNN). Nhiệt độ Hà Nội lên đến 22,5
0
c, cao nhất cùng kỳ trong vòng 82 năm qua. Mặt khác, ở Trung bộ và Nam bộ phải hứng những cơn mưa trái mùa bất ngờ và dai dẵng, gây lũ vượt báo động III. Đồng thời năm nay cũng là năm triều cường cao nhất trong vòng 49 năm qua tại các cửa sông nam bộ, làm vỡ đê bao sông Sài Gòn.
Mùa mưa, bão lũ năm nay trên toàn quốc có sự khác biệt khá rõ. Các tỉnh phía Bắc số đợt lũ và đỉnh lũ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và chỉ có 2 - 4 đợt lũ chủ yếu tập trung vào thời kỳ đầu và giữa mùa; mùa mưa kết thúc sớm hơn so với TBNN. Ngược lại, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên bão, lũ diễn ra rất ác liệt. Trên Biển Đông tính đến ngày 10/12 có 11 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động. Trong số các cơn bão và ATNĐ đó có 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta: Bão số 4 (SOUDELER) đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng; bão số 7 (MUJIGAE) đổ bộ vào Ninh Bình - Thanh Hóa; bão số 9 (KETSANA) đổ bộ vào Quảng Nam; bão số 11 (MIRINAE) đổ bộ vào Bình Định - Khánh Hòa; bão số 10 (PARMA) khi di chuyển đến vùng ven biển các tỉnh Thái Bình - Nam Định thì suy yếu nhanh và tan dần. Ba ATNĐ không đi vào đất liền nước ta mà tan ở khu vực phía nam vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi Bình Định - Phú Yên và phía nam Biển Đông. Nhìn chung hầu hết các cơn bão, ATNĐ trong năm nay đều có hướng di chuyển rất phức tạp, kể cả về cường độ cũng luôn thay đổi. Mặt khác, thời gian xuất hiện bão cũng trái quy luật. Bão số 1 đầu mùa bão lại ảnh hưởng đến vùng biển Nam bộ và cơn bão 10 gần cuối mùa bão lại ảnh hưởng đến đổ bộ vào Thanh Hoá - Ninh Bình, bão 11 lại đổ bộ vào Bình Định - Khánh Hoà. Trong số 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta thì có 2 cơn số 9 và 11 có cường độ rất mạnh nên đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Sự bất thường của thời tiết năm nay còn thể hiện ngay những tháng đầu vụ Đông Xuân 2009 - 2910. Trong tháng XI, ở Bắc bộ đã xẩy ra một đợt nắng nóng cục bộ ở nhiều nơi. Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên xẩy ra trên diện rộng và xẩy ra sớm hơn TBNN và sớm hơn năm 2008 khoảng một tháng. Nhiệt độ thấp nhất ở Sa Pa xuống tới 1,5
0
c. Đồng thời, trong những tháng đầu vụ hạn hán nghiêm trọng đã xẩy ra hầu khắp các vùng thuộc Bắc bộ và một phần ở Bắc Trung bộ. Lượng dòng chảy trên các sông suối ở miền Bắc thiếu hụt từ 40 - 60% so với năm 2008 cùng thời kỳ. Hiện tượng hạn hán đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh. Trong đó, việc cung ứng điện đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi sản lượng thủy điện phải sút tới 75%. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng hạn hán đó chủ yếu là do ở miền Bắc mùa mưa bắt đầu muộn, kết thúc sớm nên tổng lượng mưa thấp và các tháng đầu đông lượng mưa cũng thấp hơn TBNN nên lượng nước trên các sông suối, ao hồ chứa nước ở mức thấp, lượng dòng chảy nhỏ. Hơn nữa nhu cầu dùng nước tăng càng làm cho tình trạng khô hạn và thiếu nước ở Bắc bộ sẽ trầm trọng hơn trong các tháng còn lại của vụ Đông Xuân 2009 - 2010, nhất là tháng XII/2009 - II/2010.
TTTV diễn ra trên toàn tỉnh ta cũng có những bất thường. Năm nay bão không trực tiếp đổ bộ vào Hà Tĩnh mà chỉ ảnh hưởng của bão số 6 và số 9. Do vậy, những đợt mưa lớn trong mùa mưa, bão, lũ năm nay trên địa bàn tỉnh là không nhiều, số đợt lũ ít và đỉnh lũ trên các sông không cao. Tổng lượng mưa mùa bão, lũ năm nay thấp hơn TBNN cũng như thấp hơn mùa mưa, lũ năm 2008. Tuy nhiên, mức thiệt hại do bão, lũ gây ra cho tỉnh nhà là không nhỏ: 5 người chết và 5 người bị thương; tổng thiệt hại về vật chất trên 95 tỷ đồng.
Từ tháng X đến ngày 10/XII/2009 khu vực Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng 2 đợt không khí lạnh (KKL) vào các ngày (14/X; 13/XI) và 6 đợt KKL tăng cường. Trong đó đợt KKL ngày 12/XI có cường độ mạnh và liên tiếp được tăng cường vào các ngày 16 và 20 đã gây ra rét đậm và kéo dài 4 - 5 ngày trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là đợt rét đậm sớm hơn TBNN cũng như sớm hơn so với năm 2008 khoảng 1 tháng. Thời gian xảy ra đợt rét này tương đương với đợt rét tháng XI/1976.
Tháng XI xảy ra một đợt nắng nóng cục bộ (ngày 11 và 12). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối các khu vực phổ biến 35,3 - 36,8
0
C, riêng khu vực Kỳ Anh 33,6
0
C. Đây là đợt nắng nóng bất thường và hiếm thấy ở khu vực Hà Tĩnh. Nền nhiệt độ trên phạm vi toàn tỉnh tháng X cao hơn TBNN từ 1,1 - 1,3
0
C; tháng XI xấp xỉ TBNN; Mười ngày đầu tháng XII cao hơn TBNN 1,8 - 2,2
0
C. Lượng mưa từ tháng X đến ngày 10/XII, thấp hơn TBNN cùng thời kỳ từ 40 - 45%.
Đầu mùa lũ đến nay trên các sông chính đã xảy ra 3 đợt lũ: Tháng VIII xảy ra 1 đợt lũ nhỏ, tháng IX và tháng X xảy ra mỗi tháng một đợt lũ, trong đó trên sông Ngàn Sâu tháng X đã xảy ra 1 đợt lũ lớn trên mức báo động III (Tại trạm Chu Lễ đỉnh lũ cao nhất đo được 14,69m trên mức BĐIII là 1,69 m. Tại Hòa Duyệt 10,93m trên mức BĐIII là 0,93m).
Sau mùa mưa lũ đến ngày 17/12 lượng dòng chảy trên các sông suối đã xuống thấp và thiếu hụt so với TBNN từ 10 - 30%. Mực nước trên sông La tại trạm thủy văn Linh Cảm các ngày 14, 15 tháng 12 đo được - 94 cm, xuống mức thấp nhất trong chuỗi quan trắc cùng thời kỳ là 20 cm (mực nước thấp nhất quan trắc được ngày 26 tháng 12 năm 2006 là - 74 cm). Các hồ chứa không tích đủ nước, tính đến ngày 17/12 dung tích ở mức thấp chỉ đạt 57 - 87% (hồ Kẻ Gỗ 269,8 triệu m
3
/345 triệu m
3
đạt 78%, hồ Thượng Tuy 10,8 triệu m
3
/18,9 triệu m
3
đạt 57%, hồ sông Rác 100,5 triệu m
3
/115 triệu m
3
đạt 87%).
Trong những tháng chính đông (từ tháng XII/2009 - II/2010) khả năng xảy ra 2 - 3 đợt rét đậm, rét hại tập trung xảy ra vào nữa cuối tháng XII đến nửa đầu tháng II. Nền nhiệt độ các tháng trong vụ Đông - Xuân năm 2009 - 2010 (từ tháng XII/2009 đến tháng IV/2010) và nhiệt độ trong 3 tháng chính đông (XII/2009 - II/2010) ở mức cao hơn so với TBNN từ 0,5 - 1,5
o
C. Lượng mưa toàn mùa các khu vực phổ biến ở mức thấp hơn TBNN từ 25 - 40%.
Trong điều kiện tự nhiên, dòng chảy trên các sông có khả năng ở mức thấp hơn TBNN 25 - 40%. Mực nước trên sông La xuống mức thấp nhất trong chuổi quan trắc, khả năng mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng.
Các tháng trong vụ Đông Xuân 2009 - 2010 là thời kỳ EL NINO hoạt động mạnh, nên tình hình thời tiết thủy văn trên phạm vi cả nước cũng như Hà Tĩnh có thể diễn biến phức tạp, bất thường và trạng thiếu nước, khô hạn nghiêm trọng có thể xẩy ra nhất là ở vùng trung du và miền núi. Vì v
ậy, các địa phương trong tỉnh cần triển khai ngay một số biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng khô hạn và thiếu nước theo Chỉ thị số 2101/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ks Trần Xuân Qúy
-
GĐ Trung tâm KTTV Hà Tĩnh