Ngày 11/11/2011 Quốc hội đã thông qua Luật Đo lường thay thế
Pháp lệnh
Đo lường được ban hành năm 1999. Đến nay, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để thi hành Luật.
Cùng với sự ra đời của Luật, các hoạt động trong lĩnh vực đo lường có nhiều điểm mới
nhằm phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước, sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong công tác quản lý nhà nước về đo lường ở địa phương, trước đây việc quản lý, kiểm tra nhà nước chủ yếu do cơ quan cấp tỉnh thực hiện thì nay đã được phân cấp cụ thể đến cấp xã, cấp huyện. Trong khi ở cấp xã mới dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phối hợp kiểm tra thì ở cấp huyện đã được phân cấp với vai trò chủ trì thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại và các điểm bán buôn bán lẻ trên địa bàn quản lý.
Phương tiện đo được phân thành 2 nhóm, trong đó nhà nước chỉ tập trung quản lý
phương tiện đo nhóm 2
là phương tiện đo
được sử dụng trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác. Phương tiện đo nhóm 2 phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu và chỉ được phép sử dụng khi đang còn hiệu lực kiểm định.
Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng phương tiện đo phải thực hiện biện pháp tự kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng và sẵn sàng và đảm bảo điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan kiểm tra việc thực hiện phép đo. Có một số lĩnh vực đã được quy định cụ thể như sau:
- Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Có các ca đong, bình đong đối chứng dung tích 1; 2; 5; 10 lít được đặt tại vị trí thuận lợi để người có trách nhiệm hoặc người mua xăng dầu có thể kiểm tra kết quả đo đồng thời để định kỳ tự kiểm tra độ chính xác cột đo của cửa hàng;
- Tại cửa hàng kinh doanh vàng: Phải có ít nhất một cân có phân độ 1 mg (0,001 gam) dùng để cân vàng ở mức nhỏ hơn 500 gam và bộ quả cân có độ chính xác phù hợp để định kỳ tự kiểm tra cân;
- Tại cửa hàng kinh doanh Gas: Có sẵn cân đối chứng độ chính xác phù hợp được đặt tại vị trí thuận tiện để người mua gas có thể kiểm tra khối lượng bình gas và để kiểm tra khi nhập hàng.
Để tránh trường hợp đơn vị kiểm định với đối tượng được kiểm định hợp tác với nhau để sai số phương tiện đo theo hướng có lợi cho một bên nào đó, đối với 2 loại phương tiện đo được sử dụng phổ biến là
công tơ điện
và
đồng hồ nước
khi kiểm định định kỳ phải thực hiện biện pháp
kiểm định đối chứng
. Kiểm định đối chứng là khi một tổ chức thực hiện kiểm định định kỳ, cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu một tổ chức kiểm định khác đến để kiểm định đối chứng theo một tỷ lệ phương tiện đo quy định, tổ chức kiểm định đối chứng đó có trách nhiệm báo cáo tình trạng kỹ thuật về phương tiện đo để cơ quan quản lý nắm bắt được thay đổi và phương tiện đo đó có gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hay không.
Trong các loại phương tiện đo thì
cột đo xăng dầu
và sự phát triển của công nghệ điện tử nên khi thực hiện gian lận sẽ rất tinh vi và khó phát hiện khi kiểm tra, trong khi yêu cầu đặt ra của lực lượng chức năng phải có bằng chứng cụ thể về các hành vi gian lận để xử lí. Để đáp ứng yêu cầu này, khi kiểm tra nhà nước về đo lường trong lĩnh vực xăng dầu cơ quan kiểm tra được phép sử dụng nghiệp vụ
kiểm tra đặc thù
. Khi thực hiện kiểm tra đặc thù về đo lường Đoàn kiểm tra có quyền lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra và phương tiện đi lại của Đoàn kiểm tra được phép sử dụng biện pháp hoán cải, ngụy trang (như thay đổi biển số ...)
Hoạt động kiểm định phương tiện đo phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch. Theo đó, các tổ chức trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua phương tiện đo (nhóm 2) nào đó thì không được chỉ định để kiểm định loại phương tiện này. Ví dụ: Công ty Điện lực A kinh doanh điện năng thông qua công tơ điện thì không được chỉ định để kiểm định công tơ điện.
Hàng đóng gói sẵn theo định lượng được phân thành 2 nhóm, trong đó nhà nước chỉ tập trung quản lý
hàng đóng gói sẵn nhóm 2
là các loại
có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán hoặc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường (như lương thực, thực phẩm thiết yếu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xi măng, Gas ...). Hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa (hình thức, quy cách của dấu định lượng do nhà nước quy định), cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn nhóm 2 chỉ được phép sử dụng dấu định lượng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đánh giá năng lực và cấp giấy
Chứng nhận
đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng
.
Để phù hợp với thực tế, mức xử phạt vi phạm hành chính về đo lường được xác định tùy theo giá trị phương tiện đo và giá trị hàng hóa vi phạm. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và có sức răn đe trong trường hợp tổ chức, cá nhân thu lợi bất chính thông qua đo lường thì mức phạt tiền có thể từ 01 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm mà có, mức vi phạm càng lớn thì mức xử phạt càng gấp nhiều lần đồng thời có thể tước quyền sử dụng các giấy phép có liên quan do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mức phạt tiền đối với tổ chức
gấp 2 lần đ
ối với cá nhân
khi có
cùng hành vi vi phạm
.
Trong phạm vi bài viết chỉ nêu một vài điểm mới có tính phổ biến trong hoạt động đo lường. Luật đo lường và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra nhiều quan điểm, phương pháp mới trong công tác quản lý đo lường phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên để chúng đi vào đời sống xã hội một cách có hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất là các tổ chức, cá nhân phải thực hiện tốt về quyền và chấp hành tốt về nghĩa vụ khi tham gia hoạt động đo lường mà Luật đã đề ra./.
Trần Hải Bình - Chi cục TCĐLCL Hà Tĩnh