Nông lịch Hà Tĩnh Quý III

Công việc nhà nông tháng 6
* Trồng trọt, bảo vệ thực vật:
- Tập trung thu hoạch lúa, lạc, ngô, vừng, đậu vụ xuân.
- Cấy lúa hè thu chạy lụt trước 5/6, cấy lúa hè thu thâm canh trước10/6;
- Gieo mạ vụ mùa gồm Bào thai, Mộc tuyền trong tháng 6, gieo vừng, lạc, đậu hè thu xong trước 20/6.
- Tiếp tục chăm sóc giống cây ăn quả.
- Phòng trừ sâu bệnh cho các trà mạ: bọ trĩ, cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, sâu keo, sâu đục thân 2 chấm. Sâu đục thân, bệnh rỉ sắt hại chè. Rầy xanh, bọ xít, bệnh thối búp hại cây chè.
* Lâm nghiệp:
- Thu hái hạt giống Dó trầm, Keo các loại.
- Gieo ươm Keo các loại, Dó trầm, Bạch đàn.
- Xử lý thực bì trồng rừng.
- Chăm sóc cây con vườn ươm.
- Bảo vệ, phòng chống cháy rừng.
* Thủy lợi:
- Tưới nước gieo, cấy lúa hè thu; Đắp đê, sửa chữa công trình phòng chống lụt.
Ngày 6/6 (5/5 AL): Mang Chủng - Tua Rua
* Chăn nuôi - thú y:
- Sử dụng hợp lý trâu bò cày kéo: có chế độ làm việc hợp lý kết hợp nghỉ ngơi và chăm sóc tốt. Đề phòng các bệnh cảm nắng, nóng cho trâu bò, cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là gia súc sinh sản.
- Tăng cường bổ sung các loại vitatmin, Premix trong thức ăn, thực hiện các biện pháp phòng chống nóng cho gia súc gia cầm
- Phòng các bệnh tiêu chảy dễ phát sinh như: Bạch Lỵ cầu trùng, thương hàn ở gia cầm, ỉa chảy phân trắng ở lợn con...
- Tu sửa chuồng trại và dự trữ thức ăn (rơm rạ, cỏ khô, dây lang, dây lạc…) đề phòng lụt bão.
* Thủy sản:
- Chăm sóc cá giống và thu hoạch cá thịt đợt 1.
- Tiếp tục cho cá Trôi (Rô hu, Mrigan) và cá Chim trắng, Trắm đen sinh sản.
- Phòng chống nắng, nóng cho các đối tượng thủy sản.
- Theo dõi kỹ công tác phòng chống dịch bệnh đốm trắng ở tôm nuôi. Đây là giai đoạn dịch đốm trắng thường xẩy ra.
Ngày 22/6 (21/5 AL): Hạ Chí - Giữa Hè
Công việc nhà nông tháng 7
* Trồng trọt, bảo vệ thực vật:
- Cấy lúa mùa từ 20-30/7.
- Bón phân thúc kết hợp làm cỏ sục bùn và phòng chống hạn cho lúa hè thu. Tiếp tục chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
- Phòng trừ: Sâu đục thân, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ trên lúa. Sâu khoang, bệnh thán thư, bệnh héo xanh trên vừng. Nhện đỏ, nhện trắng, sâu vẽ bùa, rệp, bệnh chảy gôm trên cây cam, bưởi. Rầy xanh, bệnh thối búp, chấm xám hại cây chè.
* Lâm nghiệp:
- Chăm sóc cây con vườn ươm.
- Xử lý thực bì.
- Đào hố trồng rừng.
- Bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
* Thủy lợi:
- Tưới nước cho lúa hè thu, chống hạn cho cây trồng vật nuôi; Đắp đê, sửa chữa công trình phòng chống lụt, ngăn xâm nhập mặn.
Ngày 7/7 (7/6 AL): Tiểu Thử - Nắng Oi
* Chăn nuôi - thú y:
- Tăng cường kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và tiếp tục các biện pháp chống nắng, chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt chú ý đến các đối tượng sinh sản (Lợn nái sinh sản, trâu bò mang thai...)
- Bồi dưỡng, chăm sóc trâu bò cày kéo. Thu hoạch, chăm sóc cây thức ăn gia súc. Chú ý phòng chống lụt bão, bảo vệ đàn vật nuôi.
- Tăng cường kiểm tra các ổ dịch cũ. Đề phòng các ổ dịch nhiệt thán và lở mồm long móng trâu bò, tụ huyết trùng.
* Thủy sản:
- Tập trung nuôi cá giống, cá thịt. Thu hoạch cá thịt, tôm thịt đợt 1 và chuẩn bị nuôi cá, tôm thương phẩm đợt 2.
- Tiếp tục phòng chống nắng, nóng cho các đối tượng thủy sản
- Chuẩn bị phương án phòng chống bão, lũ lụt bảo vệ các đối tượng nuôi.
- Xử lý môi trường thủy sản để phòng chống bệnh cho cá
Ngày 23/7 (23/6 AL): Đại Thử - Nóng Nực
Công việc nhà nông tháng 8
* Trồng trọt, bảo vệ thực vật:
- Sản xuất giống và trồng mới cây ăn quả. Thu hoạch cây trồng vụ hè thu, ngô, vừng đậu.
- Chuẩn bị thu hoạch lúa né lụt, tránh mưa bão và giải phóng đất (chân cao) để gieo trồng cây vụ đông.
- Phòng trừ bọ xít dài, sâu đục thân 2 chấm, cuốn lá nhỏ hại lúa mùa muộn. Rệp cờ, sâu đục thân, sâu ăn lá, sâu đục bắp, bệnh khô vằn hại ngô.
* Lâm nghiệp:
- Đảo bầu, phân loại chăm sóc cây con vườn ươm: keo các loại, Bạch đàn (lần1); Thông nhựa, Lim xanh, Ràng ràng, Lim xẹt, Quế (lần 2)
- Đào hố, Xăm lấp hố
* Thủy lợi:
- Tưới nước cho lúa hè thu, chống hạn cho cây trồng vật nuôi, ngăn xâm nhập mặn; Hoàn thành đắp đê, sửa chữa các công trình trước lụt
Ngày 9/8 (10/7 AL): Lập Thu - Sang Thu
* Chăn nuôi - thú y:
- Tiếp tục phòng chống nắng, nóng và bảo vệ cho đàn gia súc gia cầm trong mùa mưa bão và có kế hoạch phục hồi sản xuất sau mùa mưa lũ.
- ấp trứng gia cầm cung cấp con giống phát triển chăn nuôi trong vụ đông.
- Phát hiện động dục và phối giống cho trâu bò cái. Bồi dưỡng, chăm sóc trâu bò cái chửa. Vỗ béo gia súc, thiến loại thải gia súc.
- Chuẩn bị các loại vacxin và dụng cụ, vật tư để tiêm phòng vụ thu cho gia súc, gia cầm.
- Vệ sinh tẩy uế môi trường chăn nuôi và khu vực xung quanh chăn nuôi.
* Thủy sản:
- Cho cá đẻ kết thúc vòng 2 đối với một số loài cá như: Mè, Trôi,...
- Chuẩn bị ao để phân đàn cá bố mẹ
- Kết thúc thu hoạch tôm vụ xuân hè, cải tạo ao đầm, chuẩn bị giống thả nuôi vụ thu đông.
- Nuôi vỗ thành thục cho Ba ba sinh sản vụ thu.
Ngày 23/8 (24/7 AL): Xử Thử - Mưa Ngâu
Theo Trung tâm KN-KN