Đức Thọ là một huyện nông nghiệp, phát triển kinh tế của huyện luôn xác định thế mạnh là sản xuất nông nghiệp.
D
iện tích tự nhiên là 20.211,72 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.114,02 ha
.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi đã từng bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau 2 năm triển khai
,
Đức Thọ
đã xây dựng được
23
mô hình, hợp tác sản xuất có sự kết nối chặt chẽ, hiệu quả kinh tế cao
, trong đó lĩnh vực trồng trọt 8 mô hình, chăn nuôi- nuôi trồng thủy sản 15 mô hình. Phê duyệt 14 trang trại kinh tế tổng hợp, thành lập 17 HTX, 23 doanh nghiệp, 18 tổ hợp tác đã đi vào hoạt động. Các mô hình sản xuất đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các loại giống mới năng suất, chất lượng, áp dụng công nghệ sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết, quy mô tập trung, phát triển về tính chất, hình thức và quy mô. Nhiều mô hình được hình thành theo hướng hàng hóa, liên kết, gắn sản xuất kinh doanh với chế biến và thị trường, bước đầu khẳng định được cách làm và hướng đi đúng trong lộ trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Xác định là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, huyện Đức Thọ đã ban hành các chính sách hổ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thâm canh chuyển đổi cơ cấu giống năng suất, chất lượng cao, thay thế các giống lúa thuần hiệu quả kinh tế thấp. Chỉ đạo xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, sản xuất tập trung các giống lúa chất lượng cao như RVT, QR1, VTNA2, TH3-3, Syn6,... quy hoạch thành vùng tập trung, mỗi vùng tối thiểu 20ha. Các giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng, đã sinh trưởng phát triển tốt, đưa lại hiệu quả kinh tế cao từ 20- 22 triệu/ha, nên khả năng nhân rộng rất nhanh. Vụ hè thu 2012 giống VS6 mở rộng 74 ha tại 2 xã Thái Yên, Bùi Xá; giống TH3-3 nhân rộng 135ha tại xã Đức Lâm; 2 giống lúa được huyện chọn triển khai sản xuất diện rộng là giống QR1 diện tích 230 ha tại 10 xã, giống lúa RVT với diện tích gần 848 ha tại 16 xã trọng điểm Đức Lâm, Đức Thủy, Đức Thịnh, Đức Nhân, Đức Long, Bùi Xá, Tùng Ảnh, ... Huyện hổ trợ 50% giá giống, phân bón và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp tập huấn, theo dõi hướng dẫn kỷ thuật. Với các chính sách khuyến khích về vật chất và kỹ thuật được nông dân đánh giá cao, chiều hướng mở rộng trong các vụ sản xuất tới rất cao.
Trong chăn nuôi đã hình thành các trang trại tổng hợp, đưa thêm các đối tượng nuôi mới như gà sao, lợn rừng để đa dạng vật nuôi nhưng chủ lực là lợn, cá, gà, quy mô tập trung theo hướng hàng hóa. Mô hình lợn- vịt- cá của gia đình anh Nguyễn Thái Huy xóm Tân Quang- xã Đức Lạng, quy mô 100 lợn nái sinh sản, 500 con lợn thịt, 1000 vịt đẻ, 1ha cá, lợi nhuận 500- 600 triệu/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 người với mức lương ổn định 2,5-3 triệu đồng/ người. Mô hình nuôi gà thịt của anh Nguyễn Doãn Huyến xã Đức Dũng quy mô 5000con/lứa, nuôi theo kiểu chuồng kín, hiện đại, mỗi lứa 45 ngày, thu nhập 600-800 triệu đồng/ năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 người với mức lương 2,5- 3,0 triệu đồng/người/ tháng. Mô hình nuôi lợn rừng, hươu sinh sản, chim trĩ, cầy hương, dúi của anh Phạm Quang Tùng xã Tùng Ảnh, lợi nhuận 300- 400 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi Hươu của anh Nguyễn Ngọc Tình xã Liên Minh quy mô 10 hươu cái, 7 hươu đực; mô hình nuôi gà Sao quy mô 500 con/lứa của anh Võ Doãn Hân xã Tân Hương, ... đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Một hình thức mới được người dân lựa chọn là liên doanh, liên kết với doanh nghiệp. Hình thức liên kết này nông dân được doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Với mối liên kết Doanh nghiệp- nhà nông, người dân giảm được nguồn vốn đầu tư về con giống, thức ăn và yên tâm không lo đầu ra của sản phẩm. Anh Trần Văn Hòa xã Bùi Xá, anh Nguyễn Bá Linh xã Đức Đồng là những người chăn nuôi liên kết với công ty CP nuôi lợn thịt quy mô 600con/lứa, thu lãi 400- 500 triệu đồng/năm. Anh Đậu Ngọc Trung xã Đức Thủy, anh Phan Công Chính xã Đức An đã liên kết với Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh nuôi lợn thịt 500con/lứa, lợi nhuận 200- 300 triệu đồng/năm...
Sau 2 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, Đức Thọ đã có những thay đổi đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, giải quyết việc làm thúc đẩy kinh tế phát triển. Các mô hình sản xuất đã làm người dân thay đổi tư duy, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ bằng sản xuất mới quy mô tập trung. Có thể khẳng định rằng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, một bước đi bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Đức Thọ
.
Mỹ Hiền