Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng bãi ngang của tỉnh Hà Tĩnh

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt, đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho chúng ta, trong đó có khu vực vùng bãi ngang ven biển, một trong những vùng bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Theo các mô hình nghiên cứu , trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 – 6 o C. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của d ãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy , sẽ làm cho mực nước biển ng lên. Mực nước biển có khả năng dâng lên từ 28 - 43 cm và có thể cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ 21 ở nước ta, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 0 C ở Tây Bắc, 2,5 0 C ở Đông Bắc, 2,4 0 C ở Đồng Bằng Bắc bộ, 2,8 0 C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 0 C ở Nam Trung Bộ, 1,6 0 C ở Tây Nguyên và 2,0 0 C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980- 1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. L ượng mưa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ; Mực nước biển dâng lên trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm/năm; Đ ến năm 2070: Nhiệt độ vùng duyên hải tăng 1,5 o C và vùng nội địa là 2,5 o C; Trên các khu vực, mưa trong gió mùa đông bắc tăng 0 - 5% vào mùa khô và 0 – 10% vào mùa mưa; Nước biển dâng cao 45 cm. Vùng ven biển Hà Tĩnh bao gồm 63 xã thuộc địa bàn 5 huyện với diện tích 84.895 ha, chiếm 14% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, dân cư vùng này chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với nghề biển, sống tập trung theo từng làng, xóm. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên nhìn chung đời sống ngư­ời dân ở vùng này còn thấp, ngành nghề phụ kém phát triển, thu nhập từ đánh bắt, nuôi thuỷ sản không đáng kể, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm (9,52%); giá trí sản lượng công nghiệp - xây dựng - du lịch - còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP (56,53%); khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản còn bấp bênh, chưa tạo ra hàng hoá lớn cho xuất khẩu; tiềm năng về khoáng sản ven biển chưa được khai thác; cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân vùng ven biển còn hết sức khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao (35,29%). Kết cấu hạ tầng còn thấp kém, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng ven biển; đất hoang hóa, bị nhiễm mặn, chua phèn chiếm tỷ lệ lớn, điều kiện canh tác khó khăn, trình độ dân trí thấp, lao động ch­ưa đư­ợc đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn. Lại nằm trong vùng thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mùa khô nắng nóng khô hạn kéo dài, mùa mưa thường hay bị bão lụt tàn phá, cùng với những sự biến đổi thất thường của thời tiết đang là những thách thức lớn cho người dân vùng bãi ngang. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có tham vọng lớn, mà chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như những giải pháp để nâng cao đời sống cho người dân vùng bãi ngang ven biển của tỉnh.
Đã nhiều năm qua, cứ đến mùa mưa bão, người dân sống dọc ven biển của các địa phương vùng ven biển miền T rung thường rơi vào trạng thái lo lắng bởi nạn xâm thực của sóng biển. Cứ vào mỗi mùa mưa bão, nhà cửa, đất đai và nhiều tài sản khác bị sóng cuốn ra biển. V ì vậy bão lũ và nước biển dâng của vùng duyên hải miền Trung nói chung và Hà Tĩnh nói riêng còn nan giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Có thể nhìn nhận sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng bãi ngang thông qua các tác động sau:
1. Tác động Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất đi một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trong sản xuất nông nghiệp. BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, tác động xấu đến chăn nuôi, trồng trọt của người dân…
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái, đặc biệt hiện tượng cháy rừng sẽ xẩy ra nhiều hơn và làm suy giảm đa dạng sinh học.
BĐKH làm mực nước biển dâng và gia tăng vùng ngập mặn, làm mất nơi sinh sống của các loài thuỷ sản nước ngọt, đặc biệt phá vỡ hệ sinh thái cửa sông, đây là nơi đa dạng nhất về thành phần, cũng như số lượng loài, làm mất đi nơi sinh cư, bãi sinh sản của một số loài thuỷ sản có giá trị. Mức độ xâm nhập mặn ngày càng tăng và kéo theo cả một hệ luỵ đó là làm biến đổi cả một vùng sinh thái rộng lớn, phá vỡ cân bằng và làm tổn thương nghiêm trọng đến đa dạng sinh học…(rạn san hô, thực vật, động vật nổi, cá…). Khi mực nước biển dâng cao sẽ mất diện tích sản xuất muối, mất đi bãi triều để khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản…
Tác động đến tiêu và thoát nước trong vùng: Khi mực nước biển dâng lên làm hệ thống đê biển bị đe doạ, có nguy cơ tràn và vỡ đê. Hầu hết việc tiêu thoát nước ở vùng ven biển chủ yếu là hệ thống tự tiêu, tự thoát, khi mực nước biển dâng lên việc tiêu thoát nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt vào mùa mưa lũ, khả năng thoát nước chậm, gây úng ngập cục bộ. Và nguy hại hơn khi mực nước biển dâng cao làm thay đổi dòng chảy ven bờ, có thể làm xuât hiện thêm nhiều dòng chảy mới sẽ tác động lớn đến đới bờ, như sạt lở…
Có thể nói mức độ ảnh hưởng của BĐKH đã và ngày càng rõ nét, nó tác động rất lớn đến cuộc sống của mọi cộng đồng dân cư, BĐKH không phải chỉ đơn thuần xuất hiện ở một vùng, một quốc gia nào cả mà nó tác động đến toàn cầu. Việc hạn chế BĐKH phải đòi hỏi cộng đồng thế giới cùng chung tay để giải quyết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong lĩnh vực giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu, đã có nhiều công trình nghiên cứu, chương trình hành động nhằm giảm thiểu và hạn chế những tác động làm biến đổi khí hậu, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế.
2. Các giải pháp phòng chống biến đổi khí hậu:
- Giải pháp kỹ thuật
+ Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển;
+ Cải tạo vùng cát ven biển, chống hoang mạc hoá;
+ Đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông. Việc quy hoạch, xây dựng các dự án ở những vùng ven biển, cửa sông đều phải tính tới yếu tố ổn định địa mạo và yếu tố biển dâng một cách cụ thể;
+ Xây dựng một số các công trình như Nhà trú ẩn đa năng kiên cố phục vụ cho việc di dân tránh bão lụt tại các cộng đồng dân cư trong khu vực;
+ Xây dựng các khu vực trú ẩn cho tàu thuyền trong mùa mưa bão…
+Tập trung rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch ngành tại khu vực bãi ngang với các phương án phải đối mặt với lũ, lụt và nước biển dâng;
+ Thống kê số hộ và số dân hiện đang cư trú những nơi bị đe dọa xâm thực để cần được bố trí đến nơi cư trú mới an toàn trên từng độ cao nhất định, phân bố lại lực lượng sản xuất.
-  Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
+ Tổ chức điều tra, đánh giá xác định các điểm xung yếu trên toàn đới bờ của tỉnh, để đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro;
+ Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái của 4 cửa sông và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, nhằm hạn chế tối đa các tác động phá vỡ hệ sinh thái;
+ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao sức chống chịu và tuổi thọ của các công trình ven biển;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao sức khoẻ và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân;
+ Nghiên cứu, tuyển chọn và lai tạo một số đối tượng cây trồng vật nuôi có khả năng thích ứng cao, sức chống chịu lớn để du nhập về địa phương;
+ Nghiên cứu các giải pháp cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho vùng bãi ngang ven biển;
+ Ứng dụng KH&CN xây dựng các mô hình canh tác trên vùng cát ven biển, chống hoang mạc hoá;
+ Nghiên cứu hệ thống tiêu, thoát nước trong mùa mưa bão;
+ Xây dựng các kịch bản để ứng phó khi có thiên tai xẩy ra.
- Giải pháp quản lý:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và của người dân về các phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai , tăng cường năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ một cách có hiệu quả. Làm cho cả xã hội nhận thức đầy đủ về tính tất yếu phải ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của nó đến tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng;
+ Phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các hội đoàn thể tổ chức các lớp nâng cao năng lực phòng chống bão cho ngư dân, nhân dân vùng ven biển ;
+ Đẩy mạnh sự hợp tác và điều phối liên vùng để có thông tin, số liệu được cập nhật liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hợp tác trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và điều tra nghiên cứu những đề tài khoa học đặt ra cho khu vực;
+ Thành lập Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu cho vùng Bắc Trung Bộ; Xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng phó có tính liên ngành, liên vùng;
+ Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, để đào tạo cán bộ kỹ thuật có khả năng phân tích dự báo, đề ra các giải pháp đối phó với sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. /.
Thạc sĩ Bùi Phong An - Trưởng phòng QLKH - Sở KH&CN Hà Tĩnh