Năm 2012 trong điều kiện kinh tế
toàn cầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế trong nước và Hà Tĩnh, tuy vậy kinh tế
của tỉnh có
những bước
phát triển
đáng kể
, các chương trình dự án lớn được triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, toàn tỉnh
đã
tập trung
quyết liệt cho việc
thực hiện chương trình xây dựng
N
ông thôn mới. Hoạt động KH&CN tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện, do được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Bộ KH&CN, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, sự phối hợp của các ngành các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước.
Trong năm qua, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 7 văn bản định hướng hoạt động và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN như đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020; dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; quy định về quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,…
Đã triển khai 43 đề tài /dự án cấp tỉnh, 7 dự án NTMN và 1 nhiệm vụ hợp tác quốc tế: Các nhiệm vụ khoa học được triển khai bám sát định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; sản xuất nông, lâm nghiệp; công nghiệp; tài nguyên và môi trường; giáo dục - đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân... đều đạt được kết tốt. Nhiều đề tài, dự án được đánh giá có khả năng ứng dụng cao phục vụ thiết thực cho sản xuất - đời sống, nhất là trên lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi và ứng dụng các tiến bộ về phương thức canh tác, nhân rộng kết quả sau nghiên cứu. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao được du nhập, khảo nghiệm, triển khai trên diện rộng như: Các giống lúa OM 4218, OM 4488, OM 5472, RVT có năng suất khá cao, gạo thơm ngon; Giống lạc L26 (45 tạ/ha); Giống ớt F1 – 209 (12 tấn/ha); dưa chuột Thái Lan, mướp hương Thái Lan, bí xanh Tre Việt,… cho hiệu quả kinh tế cao; nấm Đầu Khỉ, Kim Châm, Ngọc Châm, Đùi Gà có hiệu quả kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng,…; Giống gà siêu trứng VCN-G15 cho năng suất trứng đạt 260 – 270 quả/chu kỳ khai thác; Giống Nhím sinh sản, Nhím thịt, một số giống thủy cầm như Ngan lai, Vịt lai ,… triển khai có hiệu quả tại một số huyện trên địa bàn tỉnh. Đã thử nghiệm và áp dụng thành công nhiều nhiều biện pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ trong sản xuất: công nghệ trồng hoa trong nhà lưới; sản xuất rau sạch theo hướng VietGap; công nghệ nuôi tôm trên cát vụ Thu Đông; công nghệ sản xuất giống tôm bằng ương nuôi,… Một số đề tài trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục tiếp tục được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn như: Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của châm cứu kết hợp với bài thuốc lục vị quy thược điều trị rối loạn tiền mãn kinh”; Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDCD ở các trường THPT Hà Tĩnh”.
Các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng được đẩy mạnh, đã hướng dẫn 27 tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố tiêu chuẩn áp dụng 55 sản phẩm các loại; Xử lý hồ sơ, kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho 27 lô hàng đạt yêu cầu chất lượng với gần 90.000 sản phẩm hàng hóa nhập khẩu. Tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra 5 cuộc về chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và phối hợp 6 cuộc thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường. Công tác quản lý công nghệ, an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ được tăng cường. Tổ chức góp ý các quy hoạch, và công nghệ thiết bị các dự án đầu tư trên địa bàn nghệ; Hướng dẫn 17 cơ sở về thủ tục, hồ sơ xin cấp phép và gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang trong y tế và tiến hành thẩm định cấp Giấy phép cho 09 cơ sở,… công tác An toàn và kiểm soát bức xạ tại cơ sở Y tế hoạt động nề nếp, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Hướng dẫn 42 tổ chức, cá nhân về các thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; 01 doanh nghiệp làm thủ tục sửa đổi Văn bằng, 03 tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, đã phổ biến rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật mới, các mô hình ứng dụng KHCN hiệu quả kinh tế cao trên nhiều phương tiện như Tập san Thông tin KHCN, Bản tin KH&CN với nông nghiệp nông thôn, Website KH&CN, ... góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ bằng việc áp dụng các tiến bộ KHCN, sản xuất với quy mô hàng hóa, hiệu quả cao. Công tác thanh tra về đo lường chất lượng, an toàn bức xạ được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc đã góp phần hạn chế đáng kể các hiện tượng gian lận trong thương mại, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời tạo nề nếp cho các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật: Chủ trì thực hiện 4 cuộc thanh tra, phối hợp thực hiện 3 cuộc kiểm tra đối với 176 cơ sở, đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 09 cơ sở với tổng số tiền 33,2 triệu đồng và tiêu hủy hàng hóa vi phạm có giá trị trên 25 đồng.
Hoạt động KH&CN ở các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh đã được chú trọng, đạt nhiều kết quả khả quan góp phần thúc đẩy sự phát triển của từng ngành nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, tiêu biểu như ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Công thương, Bộ chỉ huy Quân sự, ngành Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Hà Tĩnh,… đã có nhiều ứng dụng tiến bộ KH&CN vào phục vụ hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Hoạt động KH&CN cấp huyện trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, giúp nhân dân vùng nông thôn tiếp cận với KH&CN, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề sản xuất mới, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần xây dựng Nông thôn mới. Một số địa phương như Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn Vũ Quang, đã tích cực phối hợp tốt với các ngành thực hiện tốt hoạt động quản lý, triển khai ứng dụng KH&CN trên địa bàn, đã góp phần phát triển KT-XH, xóa dói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động KH&CN vẫn còn nhiều mặt hạn chế, như:
Một số cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội; Các nghiên cứu mang tầm chiến lược, có tính đột phá, thực sự tạo ra sản phẩm cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống chưa nhiều; Đội ngũ cán bộ KH&CN đầu ngành có chất lượng cao, chuyên gia giỏi còn thiếu so với yêu cầu; chưa thực sự năng động, tâm huyết trong việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong sản xuất và đời sống, trong quá trình phát triển của tỉnh. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quản lý tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng và nghiên cứu ứng dụng KHCN còn thiếu, lạc hậu, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn...; Phong trào phát huy sáng kiến, thi đua lao động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất diễn ra chưa mạnh mẽ; Hoạt động quản lý công nghệ vẫn còn gặp khó khăn, chưa quan tâm đúng mức đến công tác điều tra, đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh; Thị trường KHCN chưa phát triển; KHCN chưa thực sự trở thành động lực quan trọng thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Năm 2013 là năm tiền đề quan trọng để tổ chức triển khai thực Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ, ngành KH&CN tỉnh Hà Tĩnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện, cụ thể:
1- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN; những chủ trương, định hướng và dự báo các vấn đề phát triển ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KH&CN nói riêng đặc biệt là xây dựng ban hành Nghị quyết và Chiến lược KH&CN tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020, định hướng những năm tiếp theo;
2- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động KHCN trên tất cả các lĩnh vực TC-ĐL-CL, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ hạt nhân, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Tăng cường công tác quản lý KH&CN ở các ngành, huyện, chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp huyện, huy động cao hơn các nguồn lực tại chỗ đầu tư cho KH&CN.
3- Tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong thực tiễn. Ưu tiên ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp nông thôn nhất là giống cây con và công nghệ sản xuất chế biến các sản phẩm chủ lực với quy mô tập trung, quan tâm nghiên cứu ứng dụng KH&CN trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phục vụ yêu cẩu phát triển KT- XH bền vững.
4- Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho trí thức KH&CN lao động, sáng tạo, tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh; tôn vinh và khen thưởng kịp thời các đơn vị, trí thức KH&CN có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.
5- Đẩy mạnh việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thiết lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN để ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Đầu tư nâng cấp một số cơ sở KHCN hiện có, mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho quản lý nhà nước về đo lường- chất lượng, phát triển Công nghệ sinh học
Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN, thu hút công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của tỉnh để áp dụng có hiệu quả. Thúc đẩy thị trường KHCN phát triển.
Th.s Đỗ Khoa Văn - Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh