Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thạch Hà bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
V
iệc ứng dụng
các
tiến bộ khoa học công nghệ,
thực hiện
đề tài, dự án
,
xây dựng mô hình
kinh tế
đã
khẳng định Ngành khoa học và công nghệ của huyện Thạch Hà
đóng
vai trò
quan
trong phát triển
KT- XH
, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hàng năm, ngành khoa học và công nghệ huyện đã chủ động tham mưu, đề xuất với Huyện ủy, HĐND, UBND về kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, phát huy lợi thế của một huyện nằm bao quanh thành phố, tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp ven đô theo hướng hàng hóa, an toàn và bền vững. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Cấp uỷ, Chính quyền, đoàn thể, các mô hình kinh tế theo hướng hàng hóa tập trung phát triển nhanh.
Đã lựa chọn ứng dụng 49 mô hình kinh tế có hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh) năm 2012 đạt 354.462 triệu đồng, tăng 5,3 % so với năm 2011; trong đó: Nông nghiệp 283.010 triệu đồng; lâm nghiệp 8.215 triệu đồng; thuỷ sản 63.237 triệu đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích từ 55 triệu/ha năm 2011 tăng lên 61,8 triệu/ha năm 2012. Sản lượng lương thực năm 2012 đạt 73.741,6 tấn, tăng 5,1% so với năm 2011; Tốc độ tăng trưởng đạt 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/người.
Năm 2012, được sự hỗ trợ về kinh phí của sở KH&CN, Trung tâm ƯDKHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện Thạch Hà” tại xã Tượng Sơn, với quy mô ban đầu 2,25ha, đến nay đã mở rộng được 20ha, cơ cấu 3 loại rau quả: Bí xanh Thái Lan, mướp ngọt Thái Lan, dưa chuột Chia tai của Thái Lan. Mô hình phát triển tốt cho hiệu quả cao, thu nhập bình quân từ 250- 300 triệu đồng/ha. Xã đã thành lập được HTX sản xuất rau an toàn Hoàng Hà và xây dựng thương hiệu rau quả an toàn cho HTX. Đây là mô hình điển hình cho phương thức liên kết “4 nhà”, sản xuất tập trung có sự điều hành trực tiếp của HTX dưới hình thức cung ứng giống, vật tư phân bón, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Hiện nay sản phẩm rau củ quả của huyện đã được đưa ra các tỉnh Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... Kế hoạch năm 2013 huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa tập trung ở các xã: Tượng Sơn 30ha, Thạch Lâm 5ha, Thạch Đài 10ha, Thạch Tân 5 ha, Thạch Văn 5 ha, Thạch Xuân 8ha... Đưa tổng diện tích rau an toàn trên địa bàn huyện lên 80ha.
Sản xuất hoa cao cấp cũng từng bước được hình thành và phát triển. Dự án sản xuất rau cao cấp và hoa Lyly sử dụng bã thải từ sản xuất nấm, do Trung tâm nấm Thạch Hà thực hiện, cho thu nhập 70- 80 triệu đồng/100m
2
. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ 15- 20 triệu đồng, tương đương với 75- 100 triệu đồng/sào (500m
2
). Mô hình đã cho hiệu quả cao và được nhân rộng ra các địa phương như Thạch Lưu, Bắc Sơn, Thạch Xuân với 50 hộ dân tham gia và một số địa phương khác trong huyện.
Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển mạnh đề án sản xuất rau củ quả trên địa bàn, đặc biệt mở rộng diện tích rau củ quả ở các xã phụ cận thành phố, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của một huyện bao quanh thành phố Hà Tĩnh. Tập trung huy động mọi nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN, nhanh chóng nâng cao tỷ lệ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích, thu hút, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ KH&CN phát huy trí tuệ đóng góp xây dựng quê hương. Đẩy mạnh hợp tác với Trung ương, các tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh.
UBND huyện Thạch Hà