Những năm gần đây, việc ứng dụng Khoa học công nghệ (KHCN) vào hoạt động sản xuất ở Hà Tĩnh nói chung và Cẩm Xuyên nói riêng đã trở nên phổ biến, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra những thay đổi lớn trong diện mạo nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho người nông dân, góp phần xây dựng NTM
Xác định trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện, vụ Đông- Xuân năm 2013 huyện Cẩm Xuyên đã tập trung chuyển đổi cơ cấu bộ giống, đa dạng hóa cây trồng, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Ứng dụng các tiến bộ KHCN đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, cơ cấu phù hợp với từng vùng sinh thái, sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa. Với quan điểm chỉ đạo vụ đông- xuân năm 2013 kiên quyết xóa bỏ trà xuân sớm, cơ cấu hợp lý trà xuân trung, tập trung vào xuân muộn (chiếm 83% diện tích) với các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao như: VTNA2, RVT, HT1, PC6, TH3-3, Syn6, với kế hoạch gieo cấy hơn 8.720 ha, gần 1.350 ha đậu lạc, hơn 2.230 ha rau và các cây hoa màu khác,...
Để đat mục tiêu, huyện cũng đã đưa ra các giải pháp như: nhân rộng mô hình cánh đồng mẩu lớn tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Nam, Cẩm Lạc, Cẩm Thăng và thị trấn Thiên Cầm, những xã còn lại xây dựng 1 cánh đồng mẩu quy mô 20 ha
trở lên sản xuất cùng một loại giống. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, UBND huyện hỗ trợ 20% kinh phí mua giống, 30% kinh phí mua nilon phủ mạ. Phát động nhân dân ra quân làm thủy lợi nội đồng, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN đến tận các hộ nông dân, khuyến khích người dân đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật canh tác có hiệu quả vào sản xuất như SRI, 3 giảm 3 tăng, sử dụng công cụ sạ hàng,… Du nhập vào nhiều giống rau mới như: Giống su hào, dưa hấu, dưa chuột Nhật Bản, sắn HTL-09, khoai lang Nhật, khoai sọ,
đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực và nâng cao đời sống cho người dân.
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Cẩm Xuyên xác định chăn nuôi lợn phát triển theo hướng trang trại tập trung gắn với an toàn dịch bệnh là hướng đi mà huyện đang từng bước triển khai thực hiện. Đ
ẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm theo hướng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ
.
Xây dựng trung tâm sản xuất chăn nuôi lợn nái tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Quang
nhằm
chủ động con giống, cải
tạo đàn lợn thương phẩm c
ho
tỷ lệ nạc cao
,
13 mô hình trang trại nuôi lợn thịt tập trung quy mô 10.000 con/lứa. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ chăn nuôi, thành lập các HTX nông nghiệp, trong đó hỗ trợ 300 triệu đồng cho hộ chăn nuôi lợn quy mô 300 con/lứa. Du nhập và nuôi thành công một số giống mới như: Mô hình nuôi chim trỉ đỏ khoang cổ ở xã Cẩm Vĩnh, nuôi ong, nuôi nhím, nuôi hươu, nuôi chồn lông nhung, nuôi chim bồ câu,… đưa tỷ trọng ngành chăn
nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đạt trên 50% năm 2012 và tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng đa dạng hoá các đối tượng nuôi, xen ghép thâm canh theo hướng sản xuất hàng hoá. Điều tra đánh giá nguồn lợi thuỷ sản, nghiên cứu sản xuất giống, áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến. Cẩm Xuyên có trên 186 ha diện
tích nuôi tôm, những năm về trước nếu được mùa cũng chỉ đạt khoảng 300 tấn, nhưng vụ năm 2012 các hộ nuôi đã áp dụng tiến bộ KHCN, đầu tư lót bạt đáy, bờ nên xử lý được ô nhiễm hạn chế dịch bệnh, sản lượng tôm tăng gấp đôi đạt trên 500 tấn.
Anh Trần Mạnh Duyên, thôn 10, xã Cẩm Lĩnh cho biết: Đầu năm 2012, anh đầu tư 500 triệu đồng cải tạo lại hồ, mua bạt về lót rồi vào Khánh Hòa mua trên 3 triệu giống tôm thẻ chân trắng nuôi trên diện tích 4ha, trong đó có 1ha thử nghiệm nuôi lót bạt cả đáy hồ. Tôm phát triển rất tốt sau 3 tháng nuôi thu hoạch được 22 tấn, riêng 1ha lót bạt cả đáy hồ cho năng suất 11tấn/ha. Trừ chi phí, gia đình còn thu lãi gần 200 triệu đồng. Hiện nay ở xã Cẩm Lộc, có hơn 23ha diện tích nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tập trung Đồng Tùng 19 ha. Nhờ ứng dụng các tiến bộ KHCN, vụ tôm năm này hầu hết các ao nuôi ở đây đều có thu, hộ nào nuôi ít cũng có lãi trên 50 triệu đồng, hộ nào nuôi nhiều có trong tay hơn trăm triệu đồng. Ước tính, sản lượng tôm toàn xã thu hoạch đạt từ 60-70 tấn .
Việc kết hợp giống phẩm chất tốt với kỹ thuật chăn nuôi công nghệ cao đã giúp đàn gà, vịt tăng nhanh về trọng lượng, tăng tỷ lệ đẻ trứng lên 3%, tỷ lệ bệnh chết giảm 1,5 - 3%/lứa. Ứng dụng thành công công nghệ hầm biogas từ vật liệu Composit đạt hiệu quả cao, toàn huyện Cẩm Xuyên trong năm 2011 đã xây lắp được 418 bể, đạt 120% kế hoạch đề ra.
Ứng dụng KHCN còn được người dân Cẩm Xuyên áp dụng để tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp bằng sử dụng các loại chế phẩm sinh học. Chế phẩm
HATIMIC
sản xuất phân hữu cơ vi sinh làm phân bón, tăng năng suất cây trồng, hạn chế sử dụng phân hóa học, giải quyết ô nhiểm môi trường, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững; chế phẩm NEO-POLYNUT là loại thức ăn bổ sung cho tôm, cá; chế phẩm HT-BIO để xử lý ao nuôi tôm cá, ...
Để ứng dụng KHCN vào nông nghiệp ngày càng rộng rãi hơn, trong thời gian tới, cần nhân rộng các mô hình; Đẩy mạnh hơn nữa vấn đề liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp”, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, đó là bước đi bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
ThS. Trần Hậu Khanh - Trung tâm ƯDTB KHCN Hà Tĩnh