Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ bền vững

Việt Nam sử dụng hơn 24% tổng diện tích tự nhiên cho việc xây dựng rừng phòng hộ và đặc dụng (phòng hộ 5 triệu ha) đó là diện tích không nhỏ trong khi đất đai canh tác cho gần 70 triệu người đang thu hẹp dần. Với quy hoạch phân bố đất đai cho thấy việc trồng rừng phòng hộ (phòng chống lũ lụt, thiên tai) là vô cùng quan trọng. Là rừng chỉ có 1 loài cây thì bất kỳ trên vùng đặc thù nào cũng phải chịu nhiều áp lực của tự nhiên ( sâu bệnh, cháy rừng). Các dự án Lâm nghiệp Việt Đức từ Quảng Ninh đến các tỉnh miền trung đã đầu tư lớn nhằm cải thiện các lâm phần thuần loại (keo, thông) thành các lâm phần hỗn loại cho mục đích phòng hộ hay sản xuất cũng chưa có những mô hình có kết cấu bền vững theo lý luận.

Năm 2010- 2011 Sở Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh đã phê duyệt và giao cho Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển Nông Lâm nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh thực hiện đề tài: Nghiên cứu bổ sung các loài cây bản địa cho các khu rừng phòng hộ cảnh quan môi trường ở Hà Tĩnh.

Sau hai năm thực hiên, đề tài đã đạt được một số kết quả bước đầu, trên cơ sở này có thể rút ra một số vần đề có ích cho việc xây dựng rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn.

1. Thử nghiệm xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ bền vững ở Hà Tĩnh :

Trong nhiều năm trước Hà Tĩnh đã trồng bổ sung một số loài cây bản địa ( lim xanh, re hương , cồng trắng ) vào các lâm phần trồng keo theo ý tưởng tạo lập lâm phần hỗn loại. Trong quá trình xây dựng mô hình chưa bao quát các vấn đề: loài cây, thời điểm, số lượng, tỷ lệ cây trồng, nên một số diện tích cây trồng bổ sung (các loài cây bản địa sống) phát triển nhưng luôn bị cây keo chèn lấn, khó xác định các giải pháp xử lý nhằm nuôi dưỡng các mô hình đến lúc ổn định . Chưa có mô hình đã được định hình và cũng chưa có những đúc kết bao quát để bổ sung hệ thống giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho việc trồng rừng phòng hộ bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh.

Triển khai thực hiện đề tài, nhóm tác giả bố trí thực nghiệm trên 2 vùng: vùng đồi ở xã Mỹ Lộc huyện Can Lộc và vùng biển tại xã Cẩm Dương.

Vùng đồi có các lâm phần thông nhựa thuần loại là chính, phần lớn được quy hoạch cho rừng phòng hộ môi trường. Từ lâu trong ý đồ của các nhà quản lý và kỹ thuật đều muốn chuyển hóa những lâm phần rừng thông nhựa thuần loại thành những lâm phần hỗn loại nhằm đáp ứng yêu cầu phòng hộ các loại. Hy vọng bổ sung vào hệ thống kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ một vài vấn đề về kỹ thuật:

- Chọn loài cây: căn cứ các thử nghiệm sử dụng cây bản địa trồng bổ sung trong các dự án Việt Đức và chương trình 327- 661 trên địa bàn tỉnh và các vùng khác. Các loài cây đã được chọn để xây dựng mô hình gồm: lim xanh, re hương, giổi ăn quả, cồng trắng (sồi phảng) là những cây bản địa trên địa bàn

- Nơi thử nghiệm là nơi đất trống trọc trước đây đã được trồng rừng bằng cây  thông nhựa thuần loại đã trên 25 năm tuổi

- Kiểu mô hình lâm phần lựa chọn thử nghiệm là: lâm phần hỗn loại theo băng hay đám nhằm thuận lợi cho quá trình nuôi dưỡng tạo lập. Bố trí hỗn giao giữa các loài trong băng hay đám cần theo nguyên tắc đơn giản dễ đánh giá đúc kết và phát triển mô hình

2. M ột số kết quả bước đầu của mô hình :

Vùng đồi được xác định trồng hỗn loài (4 loài cây bản địa) với rừng Thông nhựa thuần loại theo 2 phương thức: Hỗn loài theo băng và hỗn loài theo đám, trong mỗi phương thức lại bố trí 2 công thức chặt/chừa theo tỷ lệ 50/50 (chặt 50 chừa 50) và 30/70 (chặt 30 chừa 70)

- Để thực hiện 2 phương thức trên tổng diện tích vùng phải thiết kế trên 10 ha rừng Thông nhựa để đạt diện tích thực trồng đạt 4 ha, các công thức được bố trí chi tiết như sau:

a/ Phương thức I: Trồng hỗn giao theo băng

- Công thức 1: băng chừa 20 m, băng chặt 20m (50/50) chiều dài băng 208,4m, tổng diện tích là: 25.008m 2 trong đó 3 băng chặt diện tích mỗi băng: 208,4 x 20,0m = 4168m 2

Trên băng chặt trồng 5 hàng cây, mỗi hàng trồng 1 loài cây, hàng cách hàng 4m, cây cách cây 2,5 m. Mỗi hàng có 83 cây x 5 = 415 cây (hàng 1 và hàng 5 cách băng chừa 2m)

- Công thức 2: băng chặt rộng 12 m, băng chừa rộng 28 m (30/70), tổng diện tích là 208,4 x 120m = 25.008m 2 , diện tích mỗi băng chặt: 208,4 x 12m =  2.600m 2

Trên băng chặt trồng 3 hàng, mỗi hàng trồng 1 loài.  Tổng số cây trồng trên 3 băng là 747 cây ( hàng 1 và 3 cách băng chừa 2m )

b/ Phương thức II: Trồng hỗn giao theo đám

- Công thức 3: trồng hỗn giao theo đám tỷ lệ 50/50. Diện tích đám 500 m 2 (20x25m). Mỗi đám trồng 50 cây. Tổng diện tích là: 25.000m 2

Diện tích ô chặt trên ô chừa là: 500m 2 /500m 2 mỗi ô trồng 50 cây, tổng số cây trồng là: 1250

- Công thức 4: hỗn giao theo đám với tỷ lệ chặt 30% chừa 70%, diện tích đám chặt 300m 2 . Mỗi đám trồng 30 cây, tổng số cây trồng là: 750 cây

* Tiêu chuẩn cây con : Giẻ, Gổi, Re có  D 0 > 0,4 cm  H   > 0,6 - 0,7 m

Lim xanh           D 0 .> 0,4 cm   H > 0,4m

* Thời gian trồng: 21-23/01/2011

* Sau khi khai thác cây Thông cho xử lý thực bì toàn diện không đốt

* Đào hố và xăm lấp hố: Đào hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố 40x40x40cm, dùng đất mặt tơi xốp trộn đều với phân NPK (0,2kg/hố) sau đó lấp hỗn hợp vừa trộn xuống hố theo hình mâm xôi để trồng cây.

+ Kỹ thuật trồng: Trồng cây vào vị trí các hố đã được đào sẵn. Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu, tránh làm vỡ bầu và đặt cây ngay ngắn giữa hố.Lấp đất và nén chặt quanh bầu, lấp đất cao hơn cỗ rễ 1-2cm.

Bảng 7:  Đánh giá sinh trưởng ở mô hình vùng đồi sau khi trồng 1 năm

( lấy số liệu đo đếm tháng 12/2011)

Loài

CT

D 0

H 0

D 0 12-2011

H 12-2011

Ghi chú

cm

M

Do cm

∆Do

H

∆H

%  cây STT

Lim

Xanh

1

1,18

0,38

1,22

0,04

0,45

0,07

80

2

1,23

0,05

0,47

0,09

83

3

1,36

0,18

0,48

0,10

85

4

1,19

0,01

0,43

0,05

81

Dẻ

Ăn quả

1

0,95

0,82

1,11

0,16

0,83

0,01

82

2

1,25

0,30

0,85

0,03

83

3

1,12

0,17

0,93

0,11

86

4

1,18

0,23

0,85

0,03

85

Re

1

1,14

0,84

1,29

0,15

0,87

0,03

83

2

1,35

0,21

0,93

0,09

86

3

1,37

0,24

1,03

0,19

87

4

1,35

0,21

0,94

0,10

85

Giổi ăn quả

1

1,22

0,77

1,46

0,24

0,81

0,04

83

2

1,56

0,34

0,80

0.03

83

3

1,63

0,41

0,92

0,15

86

4

1,56

0,34

0,82

0,05

85

Do và Ho ở cột 3 và 4 là số liệu cây con khi đưa vào trồng ở các công thức

Căn cứ vào số liệu trên và kiểm tra thực tế tại hiện trường chúng tôi có đánh giá bước đầu: Bốn loài cây trồng trên 4 công thức đều có tỷ lệ sống từ 80 – 87%, tỷ lệ cây sinh trưởng tốt đạt trên 85%. Trong đó Giổi và Re hương có lượng tăng trưởng đường kính gốc cao hơn Lim xanh và Dẻ.

Lượng sinh sưởng chiều cao của Re hương khá nhất.

Tại công thức 3 (băng 20m) cả 4 loài cây đều có lượng tăng trưởng về  D 0 và H 0 trội hơn các công thức khác. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi các công thức này khi có đủ thời gian để xem xét, đánh giá.

3. Kết luận : Với thời gian ngắn, đề tài đã xây dựng mô hình vùng đồi với các loài cây lựa chọn, tỷ lệ sống cao, rất có triển vọng. Mô hình cần được quản lý, chăm sóc hàng năm. Sau 5-6 năm mới có thể hình thành lâm phần ổn định, mới có cơ sở để kết luận. Kính mong sở Khoa học công nghệ và Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo chăm sóc và đúc kết kinh nghiêm để mở rộng cho các chương trình trồng nâng cấp rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2020./.

Đặng Bá Thức Hội KHKT- lâm nghiệp