Tuy vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng bán thịt dê mang tên “Dê Hương Sơn” nhưng việc kiểm tra nguồn gốc thật sự của thịt dê được bán tại các địa điểm này hầu như chưa được thực hiện triệt để, dẫn đến rủi ro thịt dê không có nguồn gốc từ Hương Sơn, thậm chí không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của thịt dê Hương Sơn. Trên cơ sở và bối cảnh đó, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và sở hữu trí tuệ CIPTEK đề xuất thực hiện dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Dê Hương Sơn” cho sản phẩm thịt dê của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ". Do ông Đỗ Việt Dũng làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của dự án: Đăng ký thành công NHCN “Dê Hương Sơn” tại Việt Nam; thiết lập thành công mô hình quản lý, các hệ thống văn bản, biểu mẫu phục vụ quản lý và sử dụng NHCN “Dê Hương Sơn”; thiết lập được hệ thống các phương tiện, điều kiện để khai thác và phát triển NHCN “Dê Hương Sơn”; tổ chức thí điểm cấp quyền sử dụng NHCN cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng điều kiện sử dụng NHCN.
Dự án đã được Hội đồng KH&CN chuyên ngành cấp tỉnh do ông Bùi Quang Hoàn - Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch, tổ chức họp, đánh giá, và đồng ý cho triển khai trong thời gian 18 tháng.
QT
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan
- Phát triển chỉ dẫn địa lý giúp nâng cao giá trị nhung hươu Hương Sơn
- Bảo hộ nhãn hiệu: Bài học chưa bao giờ cũ
- Tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hóa mang lại nhiều lợi ích thiết thực
- Nghiệm thu dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển NHTT "Tượng Sơn" dùng cho sản phẩm rau, củ, quả Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Bánh đa nem Hà Tĩnh” cho sản phẩm bánh đa nem của thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh