08:15 | 27-12-2018

Kết quả triển khai các chính sách KH&CN theo các đề án đã được phê duyệt

1. Đề án phát triển thị trường KHCN và doanh nghiệp KHCN tỉnh Hà Tĩnh:

Đưa vào hoạt động Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến tỉnh Hà Tĩnh. Hoạt động kết nối cung cầu công nghệ thiết đạt nhiều kết quả, đã tư vấn, giới thiệu công nghệ thiết bị cho 20 doanh nghiệp có nhu cầu với nhiều công nghệ mới, tiên tiến như: Công nghệ sản xuất các cấu kiện bê tông công nghệ cao; công nghệ sản xuất cơ khí chế tạo sản xuất các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép lớn; công nghệ sản xuất các sản phẩm ván ghép thanh, MDF, HDF từ gỗ rừng trồng,... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm.

Tổ chức 03 Hội thảo, hội nghị tuyên truyền về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển thị trường KHCN và doanh nghiệp KHCN; hướng dẫn cho 10 doanh nghiệp, tổ chức xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ chính sách từ đề án.

2. Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh: Tổ chức 10 cuộc Hội thảo, Hội nghị tập huấn về kiến thức sở hữu trí tuệ và triển khai chính sách hỗ trợ đăng ký thương hiệu, các quy định về sáng kiến cho hơn 1.200 cán bộ quản lý và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai Đề án và Lễ trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho 90 đơn vị. Triển khai các dự án tạo lập và phát triển thương hiệu cho 06 sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản của tỉnh: Nhung hươu Hương Sơn, cam Khe Mây, cu đơ Hà Tĩnh, cam Sơn Mai, nước mắm Kỳ Xuân, mộc Thái Yên. Triển khai Dự án hỗ trợ xác lập, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh như: hành tăm Thiên Lộc, quýt Khốp. Tham mưu UBND tỉnh cho phép các địa phương sử dụng tên địa danh và bản đồ địa lý của huyện để đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề của địa phương như sản phẩm nhung hươu Hương Sơn; mộc Thái Yên; cu đơ Hà Tĩnh, cam Khe mây, bánh gai Đức Yên,...

3. Thực hiện Chính sách KH&CN theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh:

Về chính sách phát triển nấm ăn và nấm dược liệu (theo Điều 8, Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND): Năm 2018 có trên 300 cơ sở sản xuất nấm với quy mô trên 90.000 m 2 lán trại. Sản lượng ước đạt 3.500 tấn nấm các loại. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nấm ngày càng mạnh.

Về chính sách phát triển phát triển công nghệ sinh học (theo điều 15, Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND): Công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống đã có nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất giống cây con, sản xuất phân hữu cơ vi sinh, xử lý môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đã sản xuất và cung ứng 75.000 gói chế phẩm Hatimic, 80.000 lít chế phẩm Hati Bio và Emic cho 9.000 hộ dân trên địa bàn 100 xã, phường tại 13 huyện, thị xã và thành phố. Nhiều nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất được triển khai như sản xuất chế phẩm phân hủy gốc rạ tại ruộng, nuôi cấy mô tế bào sản xuất một số giống cây trồng, phục tráng một số giống lúa địa phương, xử lý mùi hôi và ruồi muỗi cho một số bãi chứa rác thải và trang trại chăn nuôi,...

PC

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận