00:53 | 29-02-2016

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân loại quá chậm

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, có không ít thành tựu khoa học đã giúp cho hàng triệu nông dân thoát nghèo từ cây chuyển gen thì mình lại vẫn cứ chần chừ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/ap-dung-tien-bo-khoa-hoc-ky-thuat-nhan-loai-qua-cham-post157463.html | NongNghiep.vn
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, có không ít thành tựu khoa học đã giúp cho hàng triệu nông dân thoát nghèo từ cây chuyển gen thì mình lại vẫn cứ chần chừ

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng Do đó, giải pháp bền vững cho cả trước mắt và lâu dài đối với SXNN hiện nay của nước ta là phải chú trọng, đầu tư mạnh mẽ cho “ba hóa”: cơ giới hóa, hóa học hóa và sinh học hóa. Thưa GS, xuất phát từ yêu cầu nào mà GS lựa chọn “ba hóa” đề xuất cho đột phá SXNN nước ta hiện nay? Điều này xuất phát từ thực tiễn của đất nước. Nếu đi dọc biên giới phía Bắc vào mùa này, chúng ta sẽ không khó bắt gặp cảnh trẻ em, cụ già thiếu cơm ăn, áo mặc. Có những vùng quanh năm ăn ngô, khoai, sắn. Vì sao, 40 năm đất nước giải phóng, cách mạng thành công với nhiều thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới mà cái nghèo đói, lạc hậu vẫn cứ đeo bám mãi? Còn lúc này đây, Bắc bộ và Bắc Trung bộ có hàng ngàn ha lúa, ao cá bị chết vì rét đậm, rét hại trong khi Nam Trung bộ có hàng vạn ha lúa, hoa màu bị chết do hạn hán hoặc không thể sản xuất được và người dân gồng gánh chia nhau từng can nước ngọt để dùng. Bức tranh này cho thấy SXNN đang đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách trước ảnh hưởng khốc liệt của biến đổi khí hậu. Đấy là chưa nói đến chuyện nhiễm mặn và có nguy cơ ngập lụt sâu ở ĐBSCL. Làm gì để giúp nông dân? Tôi đã từng nghe nói đến 10 cái nhất của nông dân Việt Nam. Đó là: “Cống hiến nhiều nhất; Hy sinh lớn nhất; Hưởng thụ ít nhất; Được giúp kém nhất; Bị đè nén thảm nhất; Bị tước đoạt nặng nhất; Cam chịu lâu dài nhất; Tha thứ cao cả nhất; Thích nghi tài giỏi nhất; Năng động khôn ngoan nhất”. Thực trạng này đòi hỏi cấp thiết phải có những chiến lược, quyết sách thỏa đáng, đúng đắn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thưa giáo sư? Tôi cho rằng, phải tiếp tục tích tụ đất đai để có những cánh đồng sản xuất quy mô tập trung lớn. Chỉ có cánh đồng lớn mới đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tạo ra chuỗi liên kết hiệu quả cao. Không cơ giới hóa thì khó có thể CNH - HĐH. Vấn đề thứ hai phải xây dựng nhiều nhà máy phân đạm. Chúng ta cần tận dụng 75% đạm có trong không khí. Tôi lấy làm tiếc khi chuyển đổi mô hình HTX, chúng ta đã bỏ đi các đội sản xuất bèo hoa dâu, một thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho vụ đông xuân ở miền Bắc, trong khi không ít nơi trên thế giới quá thèm thuồng. Tôi kiến nghị phát triển cây gai Ramie (mỗi năm thu hoạch 2 lần và 20 năm mới phải trồng lại). Công nghệ dùng vi sinh vật để tách pectin khi tách sợi chúng tôi đã có trong tay nhưng việc xây dựng nhà máy chế biến để thu mua sợi của nông dân thì không ai quan tâm, mặc dù đã trồng thử thấy có rất nhiều triển vọng. Hình ảnh Anh hùng Phạm Tuân mang bèo hoa dâu lên vũ trụ không phải là bình thường. Bèo hoa dâu hơn tảo Chlorella vì không chỉ quang hợp được mà còn có cả khả năng cố định đạm. Vấn đề thứ ba tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là việc phát triển công nghệ sinh học. Đây là khâu rất yếu và rất thiếu đối với nền nông nghiệp nước ta. Tôi cho rằng, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức cho SXNN thì việc đầu tư cho phương hướng sinh học hóa phải được xem là giải pháp hiệu quả, tích cực nhất. Chúng ta phải có nhiều loại cây trồng chuyển gen, phải có thương hiệu gạo và các sản phẩm độc đáo khác để xuất khẩu. Thưa ông, nhắc đến cây trồng chuyển gen, trong nước đã có nhiều cuộc hội thảo bàn đến và cũng đã có những ý kiến trái chiều. Là một nhà khoa học, có điều kiện nghiên cứu, đi nhiều nước và tham gia 3 khóa ĐBQH, ông nhìn nhận như thế nào về cây chuyển gen? Có không ít thành tựu khoa học nổi bật của thế giới đã giúp cho hàng triệu nông dân thoát nghèo từ cây chuyển gen thì mình vẫn chần chừ. Nói thẳng ra là chúng ta không chịu học và làm theo cái mà thế giới coi là một thành tựu vĩ đại của công nghệ sinh học. GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, có không ít thành tựu khoa học đã giúp cho hàng triệu nông dân thoát nghèo từ cây chuyển gen thì mình lại vẫn cứ chần chừ Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu lớn của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). Cây trồng chuyển gen xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua... Trong khoảng thời gian 1996 - 2013 cây trồng chuyển gen đã được triển khai trên một diện tích rất rộng lớn, khoảng 175,2 triệu ha; riêng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh là 94 triệu ha, nghĩa là 54% diện tích trồng chuyển gen trên thế giới. Ở Hoa Kỳ là 70,1 triệu ha, Argentina 24,4 triệu ha, Ấn Độ11,0 triệu ha, Canada 10,8 triệu ha, Trung Quốc 4,2 triệu ha... Có 18 triệu nông dân ở 27 quốc gia (8 nước công nghiệp, 19 nước đang phát triển, gần 4 tỷ dân số chiếm 60% dân số thế giới) phát triển cây chuyển gen. Trong số này có tới 90% là nông dân nghèo. Trong giai đoạn 2001 - 2010 EU đã tài trợ để tổng kết 130 dự án được triển khai qua 25 năm của 500 nhóm nghiên cứu độc lập với kết quả 610 công trình được công bố chứng minh tính vô hại của cây trồng chuyển gen. Điểm qua một số thành tựu từ cây trồng chuyển gen trên thế giới, từ những nước có nền nông nghiệp và KHKT phát triển hiện đại để soi lại đất nước mình. Một đất nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới mà số tiền thu được còn thấp hơn số tiền bỏ ra nhập khẩu ngô, đậu tương về làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi có hàng chục ngàn đồng bào vẫn còn đang đói ăn, thiếu mặc. Nghịch lý đó chắc không chỉ mỗi nhà khoa học nhìn thấy thưa ông? Đúng vậy! Về tình hình biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng Đông Nam bộ, nghe nói sinh thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lấy vé máy bay để đi tìm hiểu việc xây đê kè ngăn xâm nhập mặn từ biển ở Hà Lan, rất tiếc đến nay chúng ta chưa làm được. Bạn biết đấy, Hà Lan là nước nhỏ, nhiều nơi thấp hơn mặt biển nhưng nền nông nghiệp của họ lại phát triển rất mạnh với nhiều sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng ra nước ngoài mà 3.000 loại hoa tuy-líp là một ví dụ. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn từng đề xuất thay thế 2 triệu ha đất lúa. Tôi rất tán đồng tư tưởng lớn đó của ông Tạn. Tôi cho rằng, trung du và miền núi thì nên cấp gạo và bán gạo cho đồng bào; đổi lại miền núi phát triển mạnh ngô, đậu tương... và phủ xanh đất rừng. Chỉ có trồng rừng thì không những điều tiết được khí hậu, giữ được mạch nước ngầm mà còn góp phần giúp đồng bào miền núi thoát nghèo. Chúng ta tự hào là đất nước nông nghiệp, sản xuất được khá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra hàng trăm nước, vùng lãnh thổ với những mặt hàng có giá trị cao nhưng công bằng và thẳng thắn mà nói, chúng ta đang đối mặt với không ít thách thức. Gạo, xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng đến giờ vẫn chưa có thương hiệu. Coi chừng chúng ta thua Campuchia khi họ nhờ FAO giúp đỡ để nghiên cứu phát triển sản xuất gạo có thương hiệu với chất lượng cao. Các mặt hàng cao su, cà phê... chúng ta vẫn chủ yếu xuất thô. Đáng chú ý, tới đây ngành hàng dệt may sẽ cực kỳ khó khăn vì quy định của TPP là việc nhập nguyên liệu phải từ thành viên của TPP trong khi hơn 90% nguyên liệu chúng ta lại nhập từ Trung Quốc. Xin cảm ơn Giáo sư! Tháng 8/2008 tôi có dịp thăm cây ngô chuyển gen được trồng khá rộng rãi tại Philippines. Tại ruộng đối chứng, dù đã phun thuốc trừ cỏ 1 lần (nếu phun 2 lần thì cây ngô cũng chết) cỏ mọc ngập cả ngang đầu cây ngô, còn ở ruộng trồng ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ thì do được phun trừ cỏ hai lần nên hầu như không hề có cỏ và nhờ đó sản lượng ngô cao hơn hẳn. Ngô mang gen Bt không có sâu đục thân và đục bắp, trong khi ở ruộng đối chứng cây nào cũng đầy sâu phá hại bắp. Ngoài ra là đậu tương kháng được với thuốc trừ cỏ glyphosate nên cũng được nông dân đỡ rất nhiều công sức trừ cỏ

NongNghiep.vn

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận