07:32 | 18-10-2016

Bước tiến mới của khoa học: Tạo ra trứng từ tế bào gốc

Tiến sĩ Dusko Ilic, độc giả về khoa học tế bào tinh trùng, công tác tại trường King’s College, London cho rằng “một khi nó được thực hiện đối với động vật, thì sau đó việc phát triển 1 hệ thống mở rộng tương tự ra các loài khác chỉ là vấn đề về mặt kỹ thuật”. Nếu điều đó xảy ra, thì chúng ta có thể tua ngược lại quá trình tuyệt chủng của động vật có vú – và nghiên cứu này không chỉ giúp cho những người bị vô sinh mà còn có thể đưa các loài đã bị tuyệt chủng quay trở lại.

Tuy nhiên, sẽ phải mất vài năm để kỹ thuật này trở nên đáng tin tưởng và an toàn đối với con người. Và các nhà khoa học cũng như các nhà hoạch định chính sách sẽ phải vượt qua những thách thức về mặt đạo đức khác nhau về khả năng tạo ra những đứa trẻ mà không cần đến sự thụ tinh của bố mẹ.

Trong những thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu từ Đại học Kyushu, Nhật Bản, dưới sự dẫn dắt của giáo sư Katsuhiko Hayashi đã sử dụng tế bào gốc lấy từ phôi thai và tế bào gốc tạo ra bởi các tế bào trưởng thành lấy từ đuôi chuột.

Sau đó đã được sử dụng để tạo ra tế bào gốc cảm ứng đa năng (iPS) có các tính chất của tế bào gốc của phôi, bao gồm cả khả năng biến thành vô số các mô khác nhau.

Cả 2 loại tế bào gốc này đều được tiếp xúc với 1 hỗn hợp hóa học và tín hiệu sinh học đặc biệt để định hướng chúng phát triển thành trứng. Một bước quan trọng của quá trình này là trà trộn các tế bào gốc với “các tế bào soma sinh dục” được lấy từ phôi thai 12 ngày tuổi của chuột. Bước này đóng 1 vài trò hỗ trợ quan trọng đối với sự phát triển của trứng.

Các nhà khoa học đã mô tả cách các nang hình thành tự phát và bao quanh trứng ở giai đoạn đầu. Chúng có cấu trúc giống như túi chứa trứng trưởng thành ở trong buồng trứng.

Thậm chí, một số trứng này đã được thụ tinh bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tiêu chuẩn và hình thành phôi thai có thể phát triển thành con con khỏe mạnh và sinh sản được.

Mặc dù tỷ lệ thành công của nghiên cứu này rất thấp – chỉ khoảng 11 trong số 316 phôi thai 2 tế bào có thể tạo ra con non sống được, nghiên cứu này vẫn nhận được sự ca ngợi của các nhà khoa học.

Giáo sư Richard Anderson từ Đại học Ediburgh phát biểu: “Đây là báo cáo đầu tiên về nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có khả năng tạo ra trứng có thể trưởng thành hoàn toàn và thụ tinh được, thông qua những giai đoạn phát triển sớm nhất của noãn (trứng)… Mặc dù còn 1 quãng đường dài để có thể tạo ra trứng nhân tạo cho phụ nữ, nghiên cứu này vẫn cung cấp cho chúng ta cơ sở thử nghiệm các mô hình khác nhau để tìm hiểu về cách thức phát triển của trứng ở các loài khác, bao gồm cả con người. Điều này là 1 thử thách cực kỳ lớn, vì ở thời điểm này chúng ta đang gặp khó khăn về việc không có trứng để nghiên cứu. Một ngày nào đó, phương pháp này có thể sẽ hữu ích đối với những phụ nữ trẻ tuổi bị mất khả năng sinh sản, cũng như cải tiến cho các phương pháp điều trị vô sinh. Tuy nhiên, những phân tích hết sức cẩn thận trong báo cáo cũng cho thấy sự phức tạp của quá trình này”

Giáo sư Robin Lovell Badge, từ Viện Francis Crick Institute ở London thì cho rằng “nên coi đây là 1 bước khởi đầu đầy hứa hẹn. Rõ ràng rằng, nếu áp dụng cho con người, để có thể tạo ra trứng có đủ chức năng thông qua việc tái lập trình các tế bào da thành tế bào gốc cảm ứng đa năng, thì phương pháp này sẽ có tầm quan trọng rất lớn trong việc điều trị vô sinh ở phụ nữ, và nó cũng mở ra rất nhiều ứng dụng khác trong nghiên cứu, trong y học tái tạo và có khả năng tránh được các bệnh di truyền”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết còn rất nhiều thách thức về mặt thực hành cũng như về đạo đức cần phải giải quyết.

Martin Johnson – giáo sư về khoa học sinh sản tại Đại học Cambridge thì đánh giá nghiên cứu này rất đáng chú ý. Dữ liệu nghiên cứu này là mối quan tâm chính của các nhà khoa học”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nghiên cứu này có những giới hạn rất lớn. Không chỉ vì nguy cơ tạo ra các sinh vật kỳ quái, mà các nhà nghiên cứu đã phải cho thêm vào 1 loại tế bào chỉ có thể được lấy từ phôi trong quá trình trưởng thành của trứng.

Theo: dantri.com.vn

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận