1. AN TOÀN BỨC XẠ LÀ GÌ?
Theo khoản 20, Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử, An toàn bức xạ (an toàn phóng xạ) là việc thực hiện
các biện pháp
chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.
Ở đây “Bức xạ” được hiểu là bức xạ ion hóa, bức xạ ion hóa là các hạt hoặc các tia có năng lượng đủ lớn gây ra sự ion hóa vật chất mà nó tương tác ví dụ tia X, tia gamma, hay các hạt phóng xạ Alpha, beta, neutron.
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ?
Người ta chia các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ, an toàn phóng xạ thành 2 loại:
-
Biện pháp vật lý;
-
Biện pháp hành chính.
2.1 BIỆN PHÁP VẬT LÝ LÀ GÌ?
Biện pháp vật lý
lại gồm 3 phương pháp là: Thời gian (Time), Khoảng cách (Distance) và Che chắn (Shielding). Trong đó giảm thời gian tiếp xúc, tăng khoảng cách tới nguồn phát ra bức xạ và sử dụng vật liệu che chắn giữa người và nguồn bức xạ là cách để giảm thiểu liều chiếu bức xạ tới chủ thể. Biện pháp vật lý là các biện pháp mà một người thường xuyên phải tiếp xúc với chất phóng xạ phải thuộc lòng và áp dụng thường xuyên.
Thời gian – Khoảng cách – Che chắn
Thời gian và Khoảng cách thì tương đối dễ hiểu, còn về che chắn, câu hỏi đặt ra là sử dụng vật liệu gì để che chắn? Vật liệu che chắn phụ thuộc vào loại tia bức xạ và chúng ta cần che chắn. Với tia X, gamma thì chúng ta nên sử dụng các vật liệu có tỷ trọng lớn như chì, thép, xi măng để làm vật liệu che chắn. Nhưng với loại phóng xạ phát neutron thì chúng ta lại ưu tiêu sử dụng vật liệu có tỷ trọng rất nhẹ để che chắn như nước, sáp paraphin (nến), nhựa. Còn các tia alpha và beta tự nhiên chúng không thể di chuyển một quãng xa trong không khí nên thực ra không cần quan tâm tới việc che chắn.
Sử dụng vật liệu nặng để chặn tia X và Gamma
ĐỌC THÊM:
Kiểm xạ, đánh giá an toàn bức xạ
2.2 CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
Các biện pháp hành chính là các biện pháp rất hữu ích, nó không nhưng để đảm bảo an toàn cho người làm việc với bức xạ mà còn để bảo vệ cho những người không liên quan và môi trường. Các biện pháp hành chính có thể nêu ra bao gồm:
-
Tổ chức
đào tạo an toàn bức xạ
;
-
Xây dựng nội quy ATBX;
-
Gắn các biển cảnh báo phóng xạ;
-
Thiết lập vùng kiểm soát, vùng giám sát;
-
Thiết lập cơ chế kiểm soát tiếp cận nguồn phóng xạ;
Người làm việc với các nguồn bức xạ phải được đào tạo và cấp chứng nhận an toàn bức xạ theo quy định tại theo khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN. Tại lớp học, học viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng để làm việc trực tiếp, quản lý các đối tượng phóng xạ.
Việc gắn các biển cảnh báo phóng xạ là một việc rất quan trọng để cảnh báo mọi người khu vực có nguồn phóng xạ. Quy cách các biển cảnh báo phóng xạ được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7468:2005 (ISO 361:1975) ATBX – Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8663:2011 (ISO 21482:2007) An toàn bức xạ – Cảnh báo bức xạ ion hóa – Dấu hiệu bổ sung. Dấu hiệu cảnh báo bổ sung chỉ áp dụng cho các nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm cao là Nguồn nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 như các nguồn phóng xạ trong xạ trị, chiếu xạ công nghiệp hay NDT.
Biển phóng xạ ghi thêm tiếng Việt
Biển bổ sung cho nguồn Nhóm 1-2-3
Thiết lập vùng kiểm soát, vùng giám sát được thực hiện theo quy định và hướng dẫn chi tiết tại khoản 4,5 Điều 2 và Điều 8 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN. Trong đó Vùng kiểm soát là vùng phải áp dụng các biện pháp bảo vệ đặt biệt để kiểm soát chiếu xạ và ngăn ngừa nhiểm bẩn phóng xạ. Vùng giám sát là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi nhưng không cần áp dụng các biện pháp đặc biệt như vùng kiểm soát. Vùng kiểm soát theo khuyến cáo là vùng có liều chiếu xạ trên 6mSv/năm, vùng có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ và phòng điều khiển các máy xạ trị, máy gia tốc và máy chiếu xạ công nghiệp. Còn Vùng giám sát được khuyến cáo là vùng có liều bức xạ từ 1mSv/năm đến 6mSv/năm.
Sau khi thiết lập được vùng kiểm soát, vùng giám sát, cơ sở phải quy định cơ chế ra/vào tiếp cận các khu vực này. Công ty đưa ra quy định những cá nhân được phép vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát. Lập các hàng rào, cửa để kiểm soát tiếp cận các khu vực này.
Cuối cùng và cũng rất quan trọng đó là nội quy an toàn bức xạ được Công ty ban hành và niêm yết tại khu vực có chất phóng xạ. Nội quy ATBX (an toàn phóng xạ) phải gồm những nội dung gì?
Nội quy an toàn phóng xạ được hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN, nội quy an toàn bức xạ phải có yêu cầu về tuân thủ các quy trình làm việc và chỉ dẫn an toàn, yêu cầu về việc thực hiện đo liều cá nhân, yêu cầu về việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị
kiểm tra bức xạ và liều kế cá nhân
, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ và các yêu cầu cụ thể khác phù hợp với công việc bức xạ.
Cơ sở có thể tham khảo mẫu nội quy an toàn phóng xạ
3. TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ LÀ CỦA AI?
Trách nhiệm cao nhất đối với pháp luật về việc bảo đảm an toàn bức xạ thuộc về người đứng đầu của cơ sở bức xạ đó theo quy định tại Điều 26 Luật năng lượng nguyên tử.
Để triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn phóng xạ tại cơ sở, Người đứng đầu có trách nhiệm bổ nhiệm cán bộ phụ trách an toàn, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản. Người phụ trách an toàn thông qua quyết định bổ nhiệm đó sẽ học hỏi, nghiên cứu để giúp người đứng đầu cơ sở thực hiên đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ cho cơ sở mình.
https://ae-radioactive.com/