00:17 | 10-05-2017

Cậu học trò “trường làng” giành giải nhì sáng tạo KHKT toàn miền Bắc

cau hoc tro truong lang gianh giai nhi sang tao khkt toan mien bac

Em Nguyễn Nhật Lâm nhận bằng khen tại cuộc thi

Trong căn phòng nhỏ, trên chiếc bàn học của Nhâth Lâm chất đầy dụng cụ sửa chữa điện tử, các thiết bị, linh kiện, giống như một góc đồ nghề của thợ sửa chữa điện tử chuyên nghiệp.

Nói về ý tưởng sáng chế ra chiếc máy khắc laser, Nguyễn Nhật Lâm cho biết: “Em thấy trên thị trường hiện nay việc sử dụng các tranh, ảnh nghệ thuật, thư pháp rộng rãi, trong khi những người làm ra các sản phẩm này lại tốn thời gian, công sức, hiệu quả thấp nên em muốn làm ra chiếc máy tạo những hình ảnh, bức tranh đẹp, tốn ít thời gian, tiết kiệm chi phí, nhanh và đẹp hơn nhiều so với những người khắc bằng tay”.

cau hoc tro truong lang gianh giai nhi sang tao khkt toan mien bac

Nguyễn Nhật Lâm bên chiếc máy khắc laser do mình sáng chế (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đầu tháng 5/2016, Lâm bắt tay chế tạo chiếc máy “kỳ diệu” này. Thế nhưng, khi lắp ráp, em gặp rất nhiều khó khăn. Không ít lần thử nghiệm, máy bị cháy rất nhiều cuộn giấy, bo mạch, cháy động cơ, bị trượt bước, độ chính xác chưa cao. “Những lúc nản lòng, được bạn bè, thầy cô và gia đình động viên, em tiếp tục mày mò hoàn thiện chiếc máy trong vòng 8 tháng sau đó” - Lâm chia sẻ.

Nói về nguyên lý hoạt động chiếc máy khắc laser, Lâm cho biết: Khi máy tính nhận lệnh sẽ xử lý hình ảnh, chữ cần khắc sang file gcode. Sau đó, gửi các lệnh gcode đến bộ xử lý trung tâm thông qua thẻ SD. Bộ xử lý trung tâm nhận lệnh và truyền đến cho động cơ bước hoạt động để tạo ra hình cần khắc. Gcode gồm 2 nhóm lệnh chính là lệnh G và nhóm lệnh M. Khi các trục chuyển động đạt đến giới hạn, endstop (một bộ phận quan trọng của chiếc máy) sẽ gửi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm để giúp động cơ tránh bị hỏng và cho ra tác phẩm như mình mong muốn.

cau hoc tro truong lang gianh giai nhi sang tao khkt toan mien bac

... và 2 sản phẩm mới ra đời

Nhìn vào nguyên lý hoạt động và công thức để lắp ráp được chiếc máy khắc laser này, nó giống như một chiếc máy chuyên nghiệp. Chiếc máy có nhiều bộ phận được lắp ghép rất cầu kỳ nhưng hoạt động ổn định. Công dụng chiếc máy khắc laser mà cậu học trò này vừa sáng chế có ứng dụng rất lớn trong đời sống, khắc được chữ, logo lên gỗ và nhiều vật liệu khác. Máy có thể được ứng dụng vào thực tế với việc khắc móc khóa, quà lưu niệm, ảnh chân dung. Ngoài ra, máy có thể khắc trên những vật hình trụ, khắc các tranh ảnh, chữ trên các vật liệu từ gỗ thật đơn giản, nhanh mà thẩm mỹ.

Được biết, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng Lâm luôn nỗ lực vượt lên để học giỏi và thực hiện niềm đam mê sáng tạo KHKT. Khi chiếc máy đạt giải, có rất nhiều người tìm mua, đặc biệt là có 2 thầy giáo dạy tại một trường đại học lớn ở Hà Nội đã đặt vấn đề mua lại sản phẩm của Lâm với số tiền hơn 30 triệu đồng nhưng em đã từ chối.

Thầy giáo Nguyễn Văn Nguyên - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ vui vẻ chia sẻ: “Ngay sau khi sản phẩm của Lâm đạt giải cao, nhà trường đã đến nhà động viên, đồng thời, tuyên dương em trước toàn thể học sinh trong trường, coi đó là một tấm gương tự học và sáng tạo không ngừng để các học sinh khác học tập. Đây là niềm vinh dự cho nhà trường và ngành giáo dục tỉnh nhà”.

Theo baohatinh.vn

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận