Đề tài do Bác sĩ CKI Bùi Thị Mai Hương làm chủ nhiệm, được triển khai nghiên cứu từ tháng 3 năm 2019 và sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2020. Đến nay đề tài đã cơ bản hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra. Kết quả, dựa trên những kinh nghiệm và thực tế lâm sàng trong điều trị các bệnh lý về gan. Tính chất dược lý của các vị thuốc y học cổ truyền Bệnh viên Y học cổ truyền Hà Tĩnh đã tiến hành ứng dụng bài thuốc nam "Giải độc gan" trong điều trị bệnh nhân có biểu hiện suy giảm chức năng gan. Nguyên lý cơ bản của bài thuốc là dựa trên tính năng tác dụng và phối kết hợp của các vị thuốc nam sẵn có trên địa bàn gồm 6 vị thuốc: Nhân trần, rau má, khổ qua, sài hồ, ý dĩ, diệp hạ châu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị không có đối chứng. Chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 60 bệnh nhân, trong đó 49 bệnh nhân nam (81,7%), 11 bệnh nhân nữ (18,3%).
Sau thời gian 2 tháng điều trị theo bài thuốc, kết quả điều trị chung cho thấy: 41 bệnh nhân cho kết quả tốt, 12 bệnh nhân có kết quả khá, 7 bệnh nhân có kết quả trung bình. Trong quá trình dùng thuốc không có tác dụng phụ nào đáng kể xẩy ra.
Tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được, bước tiếp theo cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn, phát triển thành dạng thuốc tiện lợi hơn cho bệnh nhân, phát triển thành thương phẩm vừa phục vụ điều trị hỗ trợ bệnh nhân tăng men gan vừa giúp ổn định nguồn dược liệu của địa phương...
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Đỗ Khoa Văn đánh giá cao kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đến thời điểm hiện tại, thời gian tới đồng chí đề nghị đơn vị chủ trì, nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến phát biểu góp ý tại Hội thảo, hoàn thiện kết quả, các sản phẩm theo hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ, tổ chức hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, đề xuất nghiệm thu cấp tỉnh theo đúng thời gian quy định.
PC