Bã Protein sử dụng thuốc Flykil 95EC là thuốc dẫn dụ côn trùng, có tác dụng tốt trong việc phòng trừ ruồi đục quả trên các cây trồng họ bầu, bí, cây ăn quả... Đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng trừ sâu hại chính là chất dẫn dụ, không gây độc hại cho con người, môi trường, chất lượng sản phẩm và các sinh vật khác.
Trung tâm đã phối hợp với UBND các xã Tượng Sơn, Ngọc Sơn xây dựng mô hình sử dụng bẫy bã protein trong phòng trừ ruồi đục quả tại thôn Hà Thanh xã Tượng Sơn và thôn Trung Tâm xã Ngọc Sơn. Qua kết quả theo dõi khẳng định diện tích đặt bẩy, mật độ sâu và tỷ lệ quả bị hại giảm, cây trồng được bảo vệ, không dùng thuốc trừ sâu trong vụ sản xuất. So với khu đối chứng của nông dân không treo bẫy tỷ lệ quả bị ruồi đục cao hơn nên phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 3-4 lần/vụ làm tăng chi phí trên đơn vị diện tích, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mồi đặt bẩy có mùi hương tỏa ra nhiều và lâu, thu hút ruồi vào bẫy trong thời gian dài.
Hình ảnh tham quan mô hình:
Tại Hội thảo:
Bác Nguyễn Bá Phụ - Hộ sản xuất cây ăn quả tại thôn Trung Tâm xã Ngọc Sơn cho biết: Gia đình đã sử dụng bẫy tự chế 5-7 năm nay, tuy nhiên hiệu quả thấp. Được dự án hỗ trợ bẫy bã protein, từ lúc treo bẫy cho đến nay tôi thấy rất hiệu quả, dẫn dụ và diệt được ruồi vàng đục quả.
Ông Nguyễn Viết Sơn - Trưởng ban Khuyến nông xã Tượng Sơn cho biết: Các hộ treo bẫy bã cho hiệu quả rất cao, sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng...
Đồng chí Lê Đình Doãn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN đánh giá: kết quả thực hiện dự án đến thời điểm hiện nay khá rõ nét. Qua tham quan mô hình, đánh giá của các hộ dân cũng như kết quả theo dõi thể hiện trong báo cáo cho thấy: việc sử dụng bẫy bã protein trên các mô hình cây lấy quả có hiệu quả, năng suất được nâng lên, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt là rất dễ sử dụng...
Kết luận Hội thảo đồng chí Ngô Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho rằng: Dự án dùng bẫy bã protein ruồi đục quả trên các cây lấy quả đến thời điểm hiện tại có hiệu quả, kết quả này đã được các hộ sản xuất cũng cán bộ khuyến nông đánh giá. Để khuyến cáo nhân rộng mô hình, đồng chí đề nghị Trung tâm ƯD KHKT và BV Cây trồng vật nuôi huyện tiếp tục theo dõi, đánh giá, so sánh hiệu quả một cách cụ thể. Đề nghị lãnh đạo các xã tham gia Hội thảo có định hướng đưa vào chỉ đạo ứng dụng trong thời gian tới.
PC