08:36 | 22-03-2016

Ngày nước thế giới năm 2016 với chủ đề "Nước và việc làm", ngày khí tượng thế giới với chủ đề "đối mặt với tương lai: nóng hơn, khô hơn, mưa lũ nhiều hơn"

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI NĂM 2016 VỚI CHỦ ĐỀ "NƯỚC VÀ VIỆC LÀM", NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI VỚI CHỦ ĐỀ "ĐỐI MẶT VỚI TƯƠNG LAI: NÓNG HƠN, KHÔ HƠN, MƯA LŨ NHIỀU HƠN"

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI NĂM 2016 VỚI CHỦ ĐỀ "NƯỚC VÀ VIỆC LÀM", NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI VỚI CHỦ ĐỀ "ĐỐI MẶT VỚI TƯƠNG LAI: NÓNG HƠN, KHÔ HƠN, MƯA LŨ NHIỀU HƠN"

1. Lịch sử và ý nghĩa của Ngày Nước thế giới
Ngày Nước thế giới đầu tiên được khởi xướng tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992 tại Rio, Brazil. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã lấy ngày 22 tháng 3 năm 1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên. Và từ đó, Ngày nước thế giới được kỷ niệm hàng năm trên toàn cầu. Tại ngày này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều tổ chức các hoạt động chào mừng để kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt.
Chủ đề của Ngày Nước thế giới năm 2016 là "Nước và Việc làm (Water and Jobs)" nhằm nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ giữa nước và việc làm, hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước.
Một số thông điệp tuyên truyền của Ngày Nước thế giới 2016:
- Nguồn nước được cải thiện, công việc sẽ tốt đẹp hơn.
- Với Chương trình nghị sự đến 2030 của Liên Hợp Quốc, yêu cầu đối với nước sẽ lớn chưa từng thấy, chúng ta cần nhiều tri thức hơn để định hình tương lai của chúng ta.
- Nuôi sống hơn 7 tỷ người không phải là một việc dễ dàng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vai trò của những người nông dân biết sử dụng nguồn nước một cách thông minh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- 1,5 tỷ người đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và hầu hết các công việc đều phụ thuộc vào nước.
- Đi bộ để lấy nước là công việc không được trả công và không được ghi nhận cho phụ nữ. Có công việc tử tế là một phần của quá trình trao quyền cho phụ nữ.
- Cứ mỗi giờ, lại có khoảng 38 người chết bởi các bệnh liên quan đến nguồn nước. Với việc cải thiện chất lượng nguồn nước và điều kiện vệ sinh, những cái chết này có thể được ngăn chặn.
- Một tỷ người làm việc trong ngành nông – lâm- ngư nghiệp. Nguồn nước đủ và sạch sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của những con người này.

2. Lịch sử và ý nghĩa của Ngày Khí tượng thế giới

Kể từ năm 1961 đến nay, Tổ chức Khí tượng thế giới chọn ngày 22/3 hàng năm để kỷ niệm ngày Khí tượng thế giới. Đây không những là ngày có hiệu lực của bản Công ước thành lập Tổ chức khí tượng thế giới vào năm 1950 mà còn là dịp để tôn vinh những đóng góp của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia đối với công tác vảo vệ tính mạng và tài san của con người. Mỗi năm, Tổ chức Khí tượng thế giới chọn một chủ đề trọng tâm.
Chủ đề của Ngày Khí tượng năm 2016 được chọn là "Đối mặt với tương lai: Nóng hơn, khô hơn, mưa lũ nhiều hơn (Face the future: Hotter, Drier, Wetter)" là rất phù hợp khi mà cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Description: C:\Users\Administrator\Desktop\image001. KTTV.jpg

Thông điệp Ngày Khí tượng thế giới năm 2016 của Ông Petteri Taalas-Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO)
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Phát thải khí nhà kính ngày một tăng lên, nhiệt độ bề mặt trái đất và đại dương cũng đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 1oC so với đầu thế kỷ 20. Hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ để ứng phó.
Năm 2015, chính phủ các quốc gia đã thông qua Hiệp định Paris về Khí hậu tại COP21 nhằm “khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu thấp hơn 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp; đồng thời tiếp tục nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ không vượt quá 1,5oC”.
Đây là một cam kết đầy tham vọng và kế hoạch ứng phó của các quốc gia có thể còn chưa đủ mạnh để tránh mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 3oC. Mặc dù, chúng ta đã  được trang bị kiến thức và giải pháp để đối mặt với tương lai.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Do những hoạt động phát thải trong quá khứ và hiện tại, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với xu thế gia tăng nắng nóng trong tương lai (ngày nóng, đêm ấm, sóng nhiệt). Tất cả những điều này sẽ tác động tới sức khỏe cộng đồng và gây áp lực lớn đối với xã hội của chúng ta. Những rủi ro này có thể được giảm nhẹ nếu các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cung cấp thông tin và cảnh báo kịp thời đến các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan dịch vụ y tế và cộng đồng.
Chúng ta cần phải đối phó với tình trạng hạn hán một cách chủ động hơn nữa thông qua các kế hoạch quản lý tổng hợp. Chúng ta cần phải cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những hướng dẫn về những chính sách và kế hoạch quản lý đất đai hiệu quả. Đồng thời, chúng ta cũng phải tăng cường khả năng tiếp cận với kiến thức khoa học và chia sẻ các kinh nghiệm ứng phó với hạn hán.
Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ mưa lớn và lũ lụt. Chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân trước các thiên tai này bằng việc dự báo các tác động, hậu quả khi hiện tượng xảy ra. Đây là phương thức tiếp cận tốt nhất giúp cho các nhà quản lý có kế hoạch hỗ trợ cộng đồng kịp thời và hiệu quả khi thiên tai xảy ra.
Chương trình hành động của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững đã đặt ra một cam kết mạnh mẽ nhằm chấm dứt tình trạng nghèo đói trên phạm vi toàn cầu. Cam kết này bao gồm tăng cường an ninh lương thực, nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cam kết này cũng kêu gọi tăng cường sử dụng năng lượng sạch và xây dựng các thành phố chống chịu với biến đổi khí hậu, đồng thời khuyến khích việc quản lý bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.
Xây dựng các cộng đồng chống chịu với thời tiết, khí hậu là một phần không thể thiếu trong chiến lược toàn cầu nhằm đạt được phát triển bền vững.
Cộng đồng Tổ chức Khí tượng thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc cung cấp các dịch vụ và thông tin tốt nhất về thời tiết, khí hậu, thủy văn, đại dương và môi trường.

http://tnmthatinh.gov.vn/

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận