Sau thời gian 14 tháng triển khai, nhóm thực hiện dự án đã thu được kết quả, cụ thể:
Mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ khoai lang rau: Sản xuất 5ha khoai lang rau NLR5 đạt năng suất bình quân 11,25 tấn/ha, cho lãi thuần 92,050 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng 80,8% so với sản xuất Chiêm dâu. Đồng thời, đơn vị tiêu thụ cho lợi nhuận 4,5 triệu đồng/tấn, cao hơn tiêu thụ khoai lang Chiêm dâu 2,7 triệu đồng/tấn;
Mô hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang củ tươi: Trong vụ Xuân 2020, sản xuất 10ha giống khoai lang KL20-209 có khả năng sinh trưởng tốt và đạt năng suất từ 21,15-25,11 tấn/ha, cho lợi nhuận từ 44,2 đến 70,1 triệu đồng/ha, cho lợi nhuận cao hơn giống đối chứng Chiêm dâu trong mô hình từ 37,1 - 57,7 triệu đồng/ha. Đơn vị tiêu thụ củ tươi cho lợi nhuận đạt 2,5 triệu đồng/tấn, cao hơn tiêu thụ khoai lang Nhật là 0,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giống Chiêm dâu 2,1 triệu đồng/tân. Thông qua mô hình sản xuất liên kết với tiêu thụ đã nâng cao được nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về kỹ thuật sản xuất khoai lang gắn kết với nhu cầu của thị trường. Mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm sạch-an toàn cho xã hội, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Kết luận buổi nghiệm thu, Đ/c Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch Hội đồng KHCN đã thay mặt các thành viên đồng ý cho dự án được nghiệm thu đồng thời có kết luận: Dự án rất cần thiết, và đã có thành công bước đầu. Rất có ý nghĩa tại địa phương, đặc biệt là trong lúc diện tích trồng khoai lang cũ ngày càng giảm. Nên tuyên truyền, khuyến khích người dân nên chuyển đổi cây trồng và đưa giống này vào sản xuất trên diện rộng, gắn kết với chuổi giá trị.
Quang Tùng