07:33 | 24-12-2022

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp rối loạn phổ tự kỷ trẻ em từ 18-60 tháng tại Hà Tĩnh

Ông Đường Công Lự - Phó GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài kết luận cuộc họp

Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thường gọi là tự kỷ, là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết chính về giao tiếp xã hội và có hành vi, sở thích định hình lặp lại. Hiện nay, tự kỷ đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều gia đình và xã hội do sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Hậu quả của chứng tự kỷ kéo dài suốt cuộc đời làm ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, khả năng tưởng tượng và hành vi của trẻ khiến trẻ không thích nghi được với cuộc sống.

Sau 18 tháng nghiên cứu triển khai, khảo sát đánh giá trên 17.080 trẻ từ 18-60 tháng tuổi tại địa bàn và đánh giá kết quả can thiệp sau 6 tháng của 36 trẻ tự kỷ, nhóm thực hiện đề tài đã thu được kết quả cụ thể: tỷ lệ tự kỷ nặng giảm từ 86,11% xuống còn 77,78% (với p>0,05) ; điểm CARS giảm từ 45,19 xuống còn 40,22 điểm (p<0,05) ; điểm CARS trung bình ở các lĩnh vực khiếm khuyết về động tác cơ thể, sử dụng đồ vật, khả năng phản ứng bằng thính giác có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê; điểm các lĩnh vực theo DENVER đều có sự thay đổi từ 4,03 đến 4,53 tháng; có sự cải thiện đáng kể ở nội dung giao tiếp sớm, ngôn ngữ và hành vi.

Chủ nhiệm đề tài báo cáo tổng kết nhiệm vụ

Thay mặt Hội đồng KHCN chuyên ngành cấp tỉnh, TS. Đường Công Lự - Phó GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh, Chủ tịch Hội đồng đã đánh giá cao tính cần thiết của đề tài, đồng thời yêu cầu nhóm thực hiện hoàn thiện báo cáo theo góp ý của các thành viên Hội đồng, trình Sở KHCN thanh lý nghiệm thu.

QT

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận