03:55 | 06-06-2019

Đoàn kết - Đổi mới - Năng động - Sáng tạo - Xây dựng ngành KH&CN Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh.

Những nổ lực của toàn Ngành KH&CN Hà Tĩnh trong thời gian quan đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong ảnh: Đ/c Lê Đình Sơn, UV BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao tặng cờ thi đua cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018.

1. Đổi mới về thể chế: Sở đã tham mưu ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 3/2/2015 của BCH Đảng bộ tỉnh về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và những năm tiếp theo"; Chiến lược phát triển KH&CN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 05 Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về KH&CN như: Bảo quản, chế biến sản phẩm chủ yếu; Hỗ trợ, phát triển tài sản trí tuệ; Phát triển Doanh nghiệp KH&CN và thị trường KH&CN; Phát triển công nghệ sinh học; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nhiều Đề án của UBND tỉnh như: Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu; Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh và xử lý môi trường, ...

Việc thể chế đã giúp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, doanh nghiệp và nhân dân; thông qua cơ chế, chính sách đã tác động trực tiếp đến việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, tạo ra một sự thay đổi rất rõ rệt về hiệu quả hoạt động KH&CN, thu hút được sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội đối với KH&CN, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của KH&CN.

2. Đổi mới về tổ chức bộ máy.

Trong 5 năm qua, bộ máy quản lý của Sở đã được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Số lượng lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng đã được giảm xuống ở mức tối đa, phù hợp với định hướng NQ18/TW; giảm 1 phòng ở Sở và 1 phòng ở Chi cục so với cơ cấu được duyệt. Công việc vận hành theo quy trình ISO, cán bộ hoàn toàn toàn tự giác và chủ động trong thực thi nhiệm vụ căn cứ vào vị trí việc làm. Việc lãnh đạo, điều hành chủ yếu qua mạng thông tin điện tử. Nhờ vậy, mặc dù biên chế còn thiếu so với chỉ tiêu giao đến 5 người, dù số lượng công việc ngày càng nhiều hơn, nhưng hoạt động cơ bản vẫn cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Đối với các đơn vị sự nghiệp KH&CN, ngay từ đầu năm 2014, Sở đã tiên phong đi đầu trong chuyển đổi phương thức hoạt động sang tự chủ 100% chi thường xuyên với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, giảm 20 biên chế hưởng lương từ ngân sách. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về tư tưởng và tổ chức hoạt động. Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Sở, đến nay các đơn vị đã vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra được cách làm để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư nâng cấp khá tốt, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, thu nhập ngày càng tăng lên, đủ trang trải chi phí thường xuyên và có tích lũy, nộp thuế theo quy định. Cán bộ viên chức phần khởi, an tâm, tin tưởng ở tương lai. Cách làm của Sở đã được Bộ KH&CN đánh giá cao và nhiều đơn vị ngoài tỉnh đến tham quan học tập.

Theo lộ trình, đến tháng 9/2019, Trung tâm Nghiên cứu, phát triển nấm và tài nguyên sinh vật sẽ chuyển đổi hoạt động theo mô hình trên. Và sau năm 2021, cả 3 đơn vị sẽ trở thành Doanh nghiệp KH&CN và cổ phần hóa nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN.

UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh Đặng Quốc Vinh phát biểu tại Hội nghị

3. Đổi mới về hoạt động:

Trong 5 năm qua đã cung ứng hơn 60 tấn chế phẩm sinh học các loại, giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng tiền mua phân bón và phí xử lý môi trường chuồng trại, nước thải và rác thải sinh hoạt. Phong trào sử dụng phân vi sinh, chế phẩm sinh học vào sản xuất và bảo vệ môi trường từ chổ tự phát, gò ép, nay đã trở thành tự giác, thành nhu cầu bức thiết của nhân dân, và là điểm sáng trong việc khẳng định vai trò của KH&CN đối với phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.

Chỉ mới 5 năm thành lập, trung tâm Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu (nay là Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm và tài nguyên sinh vật) đã vươn lên làm củ được các công nghệ về tạo giống, nhân giống các loài nấm, sản xuất và cung ứng bịch nấm cho các hộ dân trong toàn tỉnh và một số tỉnh phụ cận, tạo thành một nghề trồng nấm đã và đang trở thành nghề mới đẽ làm, có thu nhập khá cho người dân, tận dụng được các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, vừa cung cấp bã nấm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, vừa cung cấp cho thị trường một thực phẩm sạch có chất lượng cao.

Chỉ trong chưa đầy 5 năm, đã hỗ trợ đăng kỹ, bảo hộ, khai thác và phát triển trên 1400 nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ các loại. Xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho bưởi Phúc Trạch, Nhung hươu Hương Sơn, nhãn hiệu tập thể cho cam Khe Mây, Cam Vũ Quang, cam Thượng Lộc, mật ong Vũ Quang, cam bù Hương Sơn, nhãn hiệu chứng nhận cho mộc Thái Yên.... Phải nói rằng kết quả của Đề án và chính sách về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã nâng cao một bước rất căn bản về nhận thức, văn hóa, đạo đức sản xuất kinh doanh và nâng tầm giá trị của sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh, sức mua và khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm Hà Tĩnh, góp phần quyết định trong nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Về mặt nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã có nhiều đổi mới, cải tiến về nội dung và phương pháp tiếp cận. Phương châm là "đặt hàng theo nhiệm vụ" mà thực tiễn đặt ra, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh. Các đề tài, dự án ngày càng được lựa chọn kỹ hơn, khắt khe hơn trong xét duyệt, có tính mới và tính ứng dụng cao, đem lại sự thay đổi tích cực về hiệu quả quản lý, tăng trưởng kinh tế và tiênd bộ xã hội. Phần lớn các kết quả sau nghiên cứu được chuyển giao, áp dụng ngay vào thực tế, làm căn cứ để ban hành các nghị quyết, chính sách sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị của tỉnh.

Về mặt xã hội, nhân văn, tiêu biểu các đề tài nghiên cứu về di sản của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu ở Can Lộc đã làm cơ sở cho việc đề cử và được tổ chức UNESCO khu vực Châu á Thái Bình dương công nhận Di sản Tư liệu kí ức đối với các Di sản Mộc bản Phúc Giang và tác phẩm Hoàng hoa sứ trình đồ.

Về y dược, tiêu biểu là các đề tài nghiên cứu bào chế các lài thuốc đông dược, thực phẩm chức năng như viên ngậm ho thông phế Hadiphar, viên sủi gừng, cốm điều trị tiêu chảy, chè hạ áp... Các đề tài về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quản lý bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị bệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh...

Về kỹ thuật - công nghệ tiêu biểu có các đề tài về ứng dụng bê tông cát; sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện; dán sợi thủy tinh cường độ cao sửa chữa cầu yếu; phòng trị bệnh đốm đen hại bưởi; sản xuất chế biến chuổi lúa gạo hữu cơ; phần mềm dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng công nghệ nhà lưới trong sản xuất dưa lưới, các loài hoa cao cấp; ứng dụng chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi...

Về quản lý, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quan tâm cả về thiết lập trật tự tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa theo quy chuẩn và việc cung ứng dịch vụ đo lường - kiểm định. Công tác ISO hành chính được chú trọng, trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong cải cách hành chính công của các cơ quan, đơn vị.

Công tác thông tin, truyền thông - thống kê KH&CN có nhiểu đổi mới về nội dung và hình thức trong việc phổ biến kiến thức và đưa thông tin KH&CN về cơ sở, cung cấp miễn phí và đều đặn các tài liệu, ấn phẩm; đào tào, tập huấn tại chổ cho tất cả các địa phương, đơn vị có nhu cầu.

Công tác sáng kiến, thị trường và doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo được hỗ trợ, khuyến khích. Đã có những sáng kiến, cải tiến giải pháp hữu ích được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn như: ứng dụng tấm thu năng lượng mặt trời trong chế biến nước mắm; các sáng kiến trong xử lý rác thải, môi trường..., một số giải pháp dự thi đạt giải cao trong nước và quốc tế. Trong 5 năm qua đã thành lập được 5 doanh nghiệp KH&CN, một sàn giao dịch công nghệ, hàng chục dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có hiệu quả. Phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ được khởi động.

Như vậy, nhìn lại 5 năm qua, có thể khẳng định rằng nhờ kiên trì thực hiện phương châm "Đoàn kết - Đổi mới - Năng động - Sáng tạo", hoạt động KH&CN đã thay đổi tích cực một cách toàn diện, đánh dấu một thời kỳ phát triển khởi sắc, tạo tiền đề cho quá trình tiếp tục đi lên trở thành động lực của KH&CN đối với tỉnh.

Ngày nay cuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới, sáng tạo. Cơ hội và thách thức đan xen đối với Ngành KH&CN. Không có con đường nào khác, với phương châm 8 chữ đã lựa chọn, với sự kiên trì và quyết liệt. Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, theo suốt hành trình của chúng ta. Phải vượt qua chính mình với các rào cản, đặc biệt là tư duy nhận thức và phong cách, phương pháp tiếp cận kỹ năng giải quyết các tình huống trong một thế giới vận động không ngừng và tốc độ phát triển như vũ bảo của KH&CN.

Tính thời đại đòi hỏi phải đặt KH&CN ở vị trí trụ cột của sự phát triển trong thời gian tới. Đoàn tàu KH&CN đang trên đà tốc hành, hãy đồng hành để cùng về đích./.

Đỗ Khoa Văn - TUV, Giám đốc Sở KH&CN

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận