Có thể khẳng định đến thời điểm này, Đồng Nai đang là tỉnh dẫn đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Đến hết năm 2015, cả nước đã có 11 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, thì Đồng Nai có tới 2 huyện là Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh nằm trong danh sách này. Hiện Đồng Nai đang lập hồ sơ trình Bộ NN-PTNT xem xét công nhận 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch đạt chuẩn NTM trong Quý I/2016. Trên toàn tỉnh, đã có 91/133 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 68,4% số xã). Như vậy, số xã đạt chuẩn NTM ở Đồng Nai đã vượt xa so với mục tiêu phấn đấu cho giai đoạn 2011-2015 (40% số xã đạt chuẩn NTM). Một con đường nông thôn đã được nhựa hóa ở Đồng Nai (Ảnh: Trần Đức Công). Bên cạnh huy động sự tham gia tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng NTM. Bên cạnh đó, tỉnh đã đã tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Trong xây dựng NTM những năm tới, Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 đạt ba mục tiêu chủ yếu: Trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM với 80% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, 80% số xã đạt chuẩn, 15% số xã đạt chuẩn “nông thôn mới nâng cao” theo quy định của tỉnh; thay đổi căn bản một bước về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn. Ở lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đồng bộ, như chuyển dịch cơ cấu đất đai, cơ cấu mùa vụ, tập trung phát triển cây trồng chủ lực, ứng dụng quy trình kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất… Nhờ đó, hiệu quả sản xuất trên ha đã nâng cao rõ rệt, nhiều vùng có giá trị sản xuất từ 100 triệu đến 250 triệu đồng/ha/năm. Chăn nuôi ở Đồng Nai được tập trung đầu tư, phát triển nhanh và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Chăn nuôi quy mô trang trại chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, việc sử dụng giống vật nuôi đã có những tiến bộ nhanh chóng với gần 100% đàn heo, gà sử dụng giống mới. Đồng thời, kỹ thuật chăn nuôi cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt; công tác phòng, chống bệnh được thực hiện tốt. Thủy sản không phải là thế mạnh của Đồng Nai nhưng trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển khá mạnh với các phương thức nuôi phong phú. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng bình quân 3,72%/năm. Một điều đáng được ghi nhận là sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã bắt đầu quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Toàn tỉnh hiện có 8 mô hình được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Công tác khuyến nông với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, tác động tích cực đến sản xuất như: Mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống; mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ đông xuân lúa sang bắp; mô hình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, “cánh đồng chất lượng cao”, áp dụng theo hướng GAP ... Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có tiến bộ rõ rệt, nhất là khâu làm đất ở một số loại cây như lúa, bắp, khoai mì đạt tỷ lệ cao (98-100%). Dù kinh tế hộ vẫn đang là chủ đạo, nhưng kinh tế trang trại ở Đồng Nai cũng đã phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông lâm thủy sản bình quân là 2,4 tỷ đồng/trang trại. Hệ thống HTX với 308 HTX, Liên hiệp HTX và hàng ngàn CLB, THT, đã thể hiện vai trò nhất định trong cung cấp các dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất. Hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp trong quan hệ kinh tế nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở khu vực nông thôn Đồng Nai cũng có bước phát triển (riêng hệ thống thương mại dịch vụ có 63.899 cơ sở kinh doanh và 140 chợ đang hoạt động), tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập dân cư ... Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đạt nhiều thành tựu: Tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 47% năm 2011 tăng lên 54% năm 2015; lao động chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tới gần 40% tổng số lao động giải quyết việc làm 5 năm qua. Chương trình giảm nghèo được quan tâm, triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, với kết quả tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt từ 6,22% năm 2011 xuống còn 1,77% vào cuối năm 2015. Chính vì vậy, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn có bước cải thiện tích cực, ước đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng gần 60% so với đầu chương trình. Sự đổi mới của bộ mặt nông thôn Đồng Nai còn được thể hiện một cách rõ rệt thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tẩng thiết yếu. Tỉnh đã chủ động ban hành kịp thời cơ chế hỗ trợ linh hoạt, phù hợp điều kiện cụ thể của từng vùng để huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này. Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện