01:55 | 15-04-2016

Phân nhả chậm sinh học

Nói đến sinh học, ta nghĩ đến phân đó phải nhờ đến tác động của hệ men hay sự can thiệp của thực vật hoặc động vật trong quá trình chế biến thì phân đó mới làm được chức năng cung cấp dinh dưỡng có hiệu quả cho cây. Các loại vi lượng sau khi chế biến, bón vào môi trường đất, nước cần phải nhờ đến hoạt động của hệ rễ cây, tiết ra loại axit yếu thì cây mới hấp thu được. Tên phân đó theo tiếng Anh là “Biorelease Multinutrient fertilizers”. Loại phân này được chế theo một phương pháp mới do Chandrika Varadachari và công sự (2009) tiến hành thí nghiệm cho các loại rau trên vùng đất núi cao ở Hymalaya, Ấn Độ. Thông thường khi bón phân vi lượng cho cây, người ta dùng hoặc là dạng nguyên tố hay muối của chúng để bón trực tiếp vào đất hay phun lên lá. Bón dạng phân như vậy tuy có khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng của cây. Nhưng hiệu quả thường khá thấp. Bởi vì các vi lượng thường tích điện dương, trong lúc đó các lỗ trên rễ và lá thường tích điện âm. Khi hai nguồn tích điện khác dấu gặp nhau dễ dín vào nhau, nên chất vi lượng đó đi vào tế bào rễ và lá khó hơn, nên hiệu suất thấp hơn. Để tăng hiệu quả của phân chứa vi lượng, thường người ta phải chuyển chúng sang dạng kết hợp với một hợp chất hữu cơ gọi là chelate. Khi vi lượng được chelate hóa thì được bao bọc và điện tích dương của nó trở thành điện tích âm hay trở thành đẳng điện, lúc đó cho phép nguyên tố vi lượng đi qua các lỗ rỗng ở rễ và lá dễ hơn, làm tăng hiệu quả của vi lượng lên khá cao. Tác giả kết luận rằng, trồng rau trên đất núi có độ cao trên 1.200m, đất có độ dốc cao và không đồng đều. Dù đất không biểu hiện thiếu vi lượng nhưng bón thêm phân hổn hợp các vi lượng nhã chậm sinh học đều có hiệu quả rất cao. Hiệu quả của phân cũng phụ thuộc vào loại đất, đất ở Auli cần hàm lượng vi lượng ít hơn đất ở Pithoragarh. Loại hợp chất hữu cơ thường dùng để chuyển các nguyên tố vi lượng sang dạng chelate là EDTA, có tên hóa học là Ethylendiamin Tetraacetic Acid, có công thức phân tử là C10H16N203. Khi một vi lượng được chelate hóa, thì chất đó được EDTA giữ chặt, không cho các chất khác tác động vào. Và khi cây cần nguyên tố đó thì Chelate chuyển đến cho cây. Cây chỉ nhận vi lượng, chất tạo chelate bị đẩy lại môi trường. Còn trong phân đa vi lượng nhả chậm sinh học thì vật liệu dùng để chelate không phải là EDTA mà Acid phosphoric (H3P04), và khi chế phân vi lượng này phải nung ở nhiệt độ cao. Ví dụ, khi dùng vi lượng là Zn, Cu, hay Mo thì nung ở nhiệt độ 300 độ C, còn khi dùng Mn-Fe thi nung ở nhiệt độ 200 độ C cùng với acid Phosphoric. Acid phosphoric đóng vai trò là chất chelate, loại phân này không tan trong nước mà tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra. Lúc ấy cây mới hút được vi lương và cả P vào cây dễ dàng. Vì vậy, phân được gọi là nhả chậm sinh học. Vậy kết quả thí nghiệm của nhóm tác giả ra sao, xin tham khảo các thông tin dưới đây: Thí nghiệm được bố trí trên 2 khu đất có độ dốc và tính chất nông hóa khác nhau. Theo kết quả phân tích đất thì cả 2 loại đất này không biểu hiệu thiếu vi lượng 1. Nền phân và các công thức vi lượng cho rau dền vụ 1 và củ cải đỏ vụ 2, tại Auli Ghi chú: Nền phân đa lượng: 100 N + 70 P205 + 70 K20/ha. Kết quả thi nghiệm cho thấy cả 3 công thức có bón bổ sung phân vi lượng nhả chậm sinh học cho năng suất cả 2 cây đều cao hơn đối chứng đáng tin. Nhưng công thức 1, bón ít vi lượng nhất lại cho năng suất cao nhất: Củ cải đỏ tăng 3.290 kg/ha (61% so với đối chứng), chất lượng rau (vitamin C) cũng cao nhất (tăng 108% so với đối chứng). Nghiên cứu hiệu lực tồn dư của phân vi lượng trong vụ thứ 2, thực hiện trên cây rau Dền cũng cho thấy hiệu lực tồn dự của các công thức thí nghiệm khá cao so với đối chứng,công thức 1 cao hơn đối chứng 583 kg/ha (tăng 71%). 2. Nền phân và các công thức bón vi lượng cho cải bắp tại Pithoragarh Ghi chú: Nền phân khoáng là 100-70-70kg/ha, giống như nền phân bón cho củ cải đỏ và rau dền. Kết quả thí nghiệm cho thấy trừ công thức 1, các công thức khác có năng suất bắp cải cao hơn đối chứng đáng tin, công thức 5 có năng suất cao hơn đối chứng là 22.151kg/ha (tăng 61,8%), các chỉ tiêu về phần ăn được, đường kính bắp và hàm lượng vitamin C của tất cả các công thức có bổ sung vi lượng đều cao hơn đối chứng đáng tin. Nghiên cứu hiệu lực tồn dư trên tất cả các công thức, làm với cây rau ăn lá Lahi cũng cho thấy cả năng suất và hàm lượng vitamin C đều cao hơn đối chứng đáng tin.

NongNghiep.vn

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận