nông thôn mới, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, TIN BÀI KHÁC Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nam Định Binh đoàn 15 triển khai nhiệm vụ năm 2016 Thêm 61 xã và 1 huyện đủ điều kiện xét NTM năm 2015 Hân hoan nước sạch Nông thôn thay áo mới Xem thêm Tắm trắng với tinh bột gạo,nghệ,yến mạchmuachung.vn Công dụng: Tắm trắng, chống lão hóa cho da, giúp da luôn mịn màng, săn chắc. Chỉ 75.000đ 2 hộp bao cao su Sagami 6 lần lượn sóngmuachung.vn Bao cao su siêu mỏng, siêu gai, an toàn chứa 6 lần lượn sóng. Chỉ 159.000đ Tại kỳ họp thứ 10 vừa qua của Quốc hội, ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ về việc khi nào Thủ tướng Chính phủ mới ban hành cơ chế đặc thù, xây dựng nông thôn mới cho các vùng khó khăn? Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có trả lời bằng văn bản gửi đến ĐBQH Phương Thị Thanh. Trong đó nêu rõ, với tinh thần trách nhiệm trước đồng bào, cử tri cả nước, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm đầu tư và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững, trong đó có những chính sách áp dụng chung và có những chính sách đặc thù đối với khu vực còn nhiều khó khăn. Cụ thể, trong phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ cho các xã khó khăn cao gấp 2 lần mức phân bổ chung. Trong phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ưu tiên phân bổ các xã đặc biệt khó khăn vùng núi cao, biên giới, hải đảo đạt dưới 5 tiêu chí (khoảng 600 xã) cao gấp 5 lần mức phân bổ chung; các xã đặc biệt khó khăn còn lại (khoảng trên 2.000 xã) cao gấp 4 lần mức phân bổ chung, dự kiến sắp tới khi phân bổ vốn ngân sách nhà nước kế hoạch trung hạn còn lại 2017 - 2020 cũng theo nguyên tắc ưu tiên cho các xã khó khăn tương tự như năm 2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các địa phương phân bổ vốn đầu tư trong xây dựng NTM đối với các xã đặc biệt khó khăn, các xã thuộc huyện nghèo thuộc Chương trình 30a: hỗ trợ tối đa từ 95-100% vốn từ ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) đối với xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, công trình cấp nước sạch… Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ thị yêu cầu các xã huy động nguồn lực và sức dân phù hợp với khả năng của dân với hình thức tự nguyện, không huy động bắt buộc, trong đó không được huy động các hộ nghèo, gia đình chính sách có khó khăn. Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu sống ở vùng núi, biên giới, hải đảo) phát triển SX, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng NTM bền vững, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, trong đó các chính sách hỗ trợ được quy định cụ thể và cao hơn mức áp dụng chung. Những chính sách đang thực hiện như Chương trình 30a, Chương trình 135, Chính sách hỗ trợ đất SX, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách tín dụng… được tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2016-2020; đây là những chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà đối tượng thụ hưởng chủ yếu là người nghèo, hộ nghèo thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, biên giới, bãi ngang ven biển. Mặc dù đã được ưu tiên đầu tư và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù nhưng công tác xây dựng NTM gắn với giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc, vùng núi cao, biên giới, bãi ngang ven biển… vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm, tập quán, điều kiện và lợi thế của từng vùng nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng NTM, giảm bớt tình trạng chênh lệch giữa các vùng như hiện nay....