1. Đối với các ao đầm đang thả nuôi
- Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, oxy hòa tan, pH, H 2 S, NH 3 nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện môi trường ao nuôi.
- Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt chẽ lượng thức ăn sử dụng, độ sâu nước ao >1,2 m, hạn chế biến động lớn môi trường ao nuôi, đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ nước ao trên 30 0 C.
- Khi cần thiết phải bổ sung nước cho ao/vùng nuôi, tùy theo tình hình thực tế của vùng nuôi cần áp dụng các biện pháp như sau:
+ Căn cứ trên độ mặn ao nuôi, ưu tiên bổ sung thêm nguồn nước ngọt hoặc nước ngọt kết hợp sử dụng nước ót để duy trì độ mặn phù hợp;
+ Đối với vùng nuôi sử dụng nước cấp lấy từ kênh cấp chiụ ảnh hưởng của nguồn nước sông thì ưu tiên lấy nước sông khi triều xuống.
+ Trường hợp bắt buộc phải bổ sung từ nguồn nước biển:
* Không cấp trực tiếp nước biển vào đầm hay bể nuôi mà phải xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.
* Nước biển được lấy vào ao chứa/ao lắng, xử lý nước bằng Chlorin A nồng độ 20ppm (dùng 20gam Chlorin A cho một m 3 nước có sục khí hoặc quạt nước ít nhất 24 giờ sau khi xử lý Chlorin A) để diệt khuẩn, tiếp theo xử lý nước biển bằng EDTA với liều lượng 1 -2 ppm để loại kim loại nặng trong nước.
* Quạt hoặc sục khí mạnh trong quá trình xử lý.
* Bơm nước qua hệ thống lọc nước biển trước khi cấp vào ao nuôi; lượng nước cấp vào ao nuôi mỗi lần không quá 20% tổng lượng nước có trong ao.
2. Đối với vùng nuôi tôm chuẩn bị xuống giống
Áp dụng hình thức gièo giống (ương tạm trong giai hoặc ao nhỏ khoảng 30 - 45 ngày trước chuyển ra ao nuôi thương phẩm) nhằm đảm bảo thời vụ, hạn chế sử dụng nước, tiết kiệm chi phí và kiểm soát các yếu tố môi trường trong giai đoạn đầu.
Khi thả nuôi áp dụng quy trình xử lý nước theo hướng dẫn ở trên.
Lưu ý:
* Đối với những vùng nuôi gồm các hộ nhỏ lẻ, không có ao chứa và ao lắng trong giai đoạn này cần dành một ao để xử lý nước theo hướng dẫn trước khi lấy nước bổ sung vào ao để hạn chế thiệt hại.
* Đối với những vùng/cơ sở nuôi thâm canh/bán thâm canh, nơi có điều kiện nên dùng hệ thống lọc nước biển gồm có 4 lớp vật liệu như sau:
+ Lớp vật liệu dưới cùng: lớp sỏi dày 20 cm
+ Lớp vật liệu thứ 2: lớp cát Mangan dày 15 cm
+ Lớp vật liệu thứ 3: lớp hạt Zeolite (hoặc than hoạt tính) dày 20 cm
+ Lớp vật liệu trên cùng: lớp xơ dừa dày 25 cm./.
http://sonongnghiephatinh.gov.vn/