Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do phân, rác, nước thải, hệ thống thoát nước thải bị phá hủy làm cho phân, rác từ các hệ thống chuồng trại chăn nuôi tràn trực tiếp ra môi trường. Cây cối, hoa màu bị chết vì bị ngâm trong nước lâu ngày; xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm làm phát sinh dịch bệnh cho người và gia súc gia cầm. Hơn nữa, đợt mưa lũ này xảy ra trong giai đoạn giao mùa nên dễ bùng phát dịch bệnh.
Nhóm thực hiện đề tài cũng đã tiến hành hỗ trợ bà con nông dân nơi đây một số dụng cụ, hoá chất nhằm mục đích cải thiện môi trường chăn nuôi sau lũ, đồng thời tập huấn và khuyến cáo bà con nông dân tích cực khơi thông cống rãnh thoát nước và thu gom các loại chất thải rắn để xử lý hợp vệ sinh; chôn lấp xác gia súc, gia cầm chết cách xa các nguồn nước, giếng nước, nhà dân và dùng vôi bột để tẩy uế theo quy trình hướng dẫn của ngành thú y.
Một số hình ảnh phun thuốc khử trùng, diệt bọ gậy, các loại ruồi muỗi để phòng chống các loại dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ.
Có thể nói, với sự hành động tích cực và khẩn trương của Sở Khoa học và Công nghệ và nhóm nghiên cứu đã phần nào giúp bà con vùng lũ cải thiện môi trường, và quan trọng hơn hết là tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ sức khoẻ đàn gia súc nuôi tại địa phương.
Sơn Hưng & Nguyễn Xuân Hoà