Giải thích cơ chế tác dụng CHIA SẺ TIN BÀI KHÁC Nuôi lợn sạch từ thảo dược Hội thảo quy định về hóa chất, kháng sinh sử dụng trong sản phẩm thủy sản 30 tỉnh áp dụng mô hình “Nông dân dạy nông dân” Giống cây trồng Nha Hố chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn hán tại Ninh Thuận Giống lúa Chế biến 3988 tiếp tục được nhân rộng trên đất Quảng Ngãi Xem thêm Nhược cơ là căn bệnh như thế nào ?nhuocco.vn Lohha Tráng kiện giúp tăng trương lực cơ, hạn chế biểu hiện khó nói, khó nuốt chân tay yếu 5 gói Tảo biển sấy khôplaza.muachung.vn Hương vị tuyệt hảo, dùng nấu canh cho món ăn thơm ngon đúng điệu. 555.000đ/5 gói. Mua! Trong đời làm báo tôi có hai lần ngạc nhiên tột độ. Lần thứ nhất cách đây chừng hơn 10 năm ở Hà Tây cũ khi chứng kiến cảnh người ta dùng “năng lượng” nhân điện trong bản thân để ra ruộng chỉ nhìn vào lúa mà mong cho cây phát triển tốt tươi, không cần đến phân bón. Lần thứ hai, chính là dịp này, khi về Ninh Bình tình cờ chứng kiến cảnh bỏ bùa trong nông nghiệp mà người “yểm” không ai khác chính là GS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp. Ông Hàm kể, trong một lần đi họp IAEA (Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế), có công ty của Mỹ giới thiệu về loại công cụ này, thấy hấp dẫn quá liền cạy cục xin được thử nghiệm một bộ (trị giá của nó đến 400 USD - tức khoảng 9 triệu đồng). Trước nguyện vọng thiết tha ấy, phía Mỹ đã đồng ý. Cũng theo ông Hàm, FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc) cũng giới thiệu cho ông về công cụ này chứ không phải là một trò ba lăng nhăng. Cách đây 2 hôm, ông nhận được một hộp hàng chuyển phát nhanh từ Mỹ về. Hồi hộp mở ra, đúng là bộ công cụ mình đang mong chờ nên ông liền tìm gặp anh Vũ Văn Nga - Tổng GĐ Cty CP TCty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình để xin được thử nghiệm. Và nó đây, đang trên tay tôi là 4 thanh trông khá nhỏ, đầu nhọn hoắt đầy huyền bí như một dàn hỏa tiễn hạt nhân tí hon vậy. Bốn thanh công cụ Lần đầu tiên ở Việt Nam, thậm chí cả khu vực, thử nghiệm thứ công cụ có tên gọi là cân bằng môi trường canh tác này. Ông Hàm khẳng định: “Mỗi một mảnh ruộng là một hệ thống luôn luôn có sự trao đổi năng lượng giữa bên trong và bên ngoài với nhau. Trao đổi này bình thường rất hỗn loạn. Dụng cụ cân bằng môi trường được cắm ở bốn góc để giúp cho ổn định sự trao đổi. Các hạt vũ trụ bất lợi sẽ bị trung hòa còn các hạt vũ trụ có lợi sẽ được tăng cường. Tuy nhiên, khi cắm xuống đất không phải có tác dụng ngay mà dần dần, đến tận tháng thứ 6 mới có tác động tối đa. Tác động này kéo dài trong 25 năm…”. Xăm xoi vật lạ bằng con mắt tò mò nhưng tôi không thể hiểu cơ chế nào tác động đến cây trồng bởi vỏ của nó dường như được làm bằng nhựa còn bên trong có chứa một hỗn hợp XYZ gì đó. Với lớp vỏ nhựa bọc kín mít thế thì các chất bên trong sẽ tiết kiểu gì ra môi trường bên ngoài? Quả thực là phức tạp và thần bí. Ngay cả nhà sản xuất cũng không giải thích kỹ những điều này nên không cần nói đến nữa mà nên tìm hiểu luôn tác dụng của nó. Ông Hàm trình chiếu cho chúng tôi xem một loạt những bức ảnh (tất nhiên là do nhà sản xuất cung cấp) các gốc lúa trồng trong khu vực được cắm công cụ phát triển khác hẳn gốc lúa không được cắm, các vườn cà phê tốt bời bời, các vườn cam trĩu quả, giảm bị greenning nhờ cắm công cụ. Đo ruộng “Theo nhà sản xuất khi dùng công cụ cân bằng môi trường này sẽ không cần dùng bất kỳ hóa chất nào khi canh tác, giúp cây trồng tăng năng suất lên 40%, giảm a xít hóa trong đất, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu, giảm thuốc diệt cỏ. Bên trong khu vực được cắm sẽ không có cỏ dại vì nó còn kiểm soát được cỏ”. Tới chỗ này, tôi thực sự băn khoăn vì lúa cũng là một loại “cỏ”, chẳng nhẽ lá bùa kia còn có cả “não” thông minh đến mức nhận ra đâu là lúa để khuyến khích, đâu là cỏ để loại trừ? Kỹ thuật sử dụng công cụ lạ này khá đơn giả là cắm sâu xuống đất 45 cm, tức chìm ngập xuống vì mỗi cái chỉ dài khoảng 30cm. Một lưu ý nữa là phải cắm thẳng đứng chứ không để xiên, để nghiêng vì sẽ không có tác dụng. Diện tích “phủ sóng” của 4 thanh công cụ được 40x40m, tuy nhiên theo ông Hàm, cả cánh đồng chỉ cần một hàng rào công cụ cắm xung quanh là đủ chứ không nhất định phải 40x40m. Miễn sao bên trong không có con mương, con đường nào ở giữa chắn ngang. Tại sao? Vì con mương, con đường sẽ cản trở tác động của những công cụ này. Đến đây, độ bí hiểm còn được đẩy cao thêm một bước nữa. Xong màn giải thích ở trụ sở, chúng tôi lên xe thẳng tiến đến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao AIQ (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) để thử nghiệm. Đóng lỗ Trên cánh đồng của Trung tâm, ông Hàm cùng đồng sự phăm phăm lôi thước dây ra đo đo, tính tính. Tìm mãi nhưng không có mảnh ruộng nào đáp ứng đầy đủ được tiêu chí là 40x40m mà lại không có lối đi, mương máng chạy bên trong nên cuối cùng thửa ruộng 36x36m được chọn. Một chiếc xà beng được điều đến. Anh công nhân kỹ thuật rướn mình lên, dùng tất cả sức nặng toàn thân ấn xà beng xuống tạo lỗ. Đất rất mềm, xà beng đóng cứ thun thút. Thanh cân bằng môi trường được thả xuống đúng ở độ sâu 45cm (đo bằng thước) rồi lấp kín đất bên trên. Cứ thế, cả bốn góc ruộng đều được cắm kín 4 thanh. Các công đoạn đều được ông Hàm cử người chụp ảnh tỉ mỉ để gửi phía nhà sản xuất làm báo cáo. Mọi sự đều thuận lợi khiến cho ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm ra về. Trên đường đi, chợt sực nhớ ra điều gì, ông Hàm quay lại hỏi anh Nga có nuôi trồng thủy sản không. Sau khi biết đơn vị có nuôi, ông bảo: Tuần sau chúng tôi sẽ nhận được 4 thanh công cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản. Cái này cũng vẫn do một công ty sản xuất thôi nhưng hình dáng của chúng khác cái dùng cho trồng trọt, như một cái đĩa. Chúng được ném xuống đáy ao để giúp giảm bệnh cho tôm cá, tăng tốc độ sinh trưởng của chúng đồng thời xử lý ô nhiễm hồ ao. Anh Nga vội hỏi: Thế có phải cho cá ăn không anh? Có chứ, không cho ăn làm sao cá lớn được. Ông Hàm cười to rồi đáp. Anh Nga gật gù: Thế thì xin anh sẽ thử nghiệm luôn ở lần sau. Chẳng biết những thử nghiệm này tác dụng hay không tác dụng nhưng sức cuốn hút của chúng quả là bất tận