Theo tin tức từ CNN, số liệu từ Trung tâm Phòng độc Georgia (Mỹ) cho thấy các cuộc gọi tới đường dây nóng của trung tâm kiểm soát chất độc trên khắp nước Mỹ liên quan đến ngộ độc do uống nước rửa tay ăn ở trẻ em dưới 12 tuổi tăng lên đến gần 400%.
Vượt qua cả kỷ lục của số người ngộ độc rượu, đã có 3.266 trường hợp ngộ độc nước rửa tay trong năm 2010. Trong năm 2014, con số này tăng lên đến 16.117 trường hợp, theo báo cáo của The Business Market.
Chất khử trùng trong nước rửa tay có thể chứa 45 đến 95% chất cồn trong khi đó, rượu và bia chỉ chứa khoảng 12-5% cồn. Tiến sĩ Gaylord Lopez, Giám đốc Trung tâm Phòng độc Georgia cho biết dù chỉ ăn phải một lượng nhỏ nước rửa tay cũng có thể gây ngộ độc nặng.
Mùi hương hấp dẫn từ các sản phẩm nước rửa tay khiến trẻ em có xu hướng thử uống để rồi bị ngộ độc bởi chính những hóa chất tạo nên mùi hương đó. Lượng cồn trong nước rửa tay có thể gây ra triệu chứng ngộ độc tương tự ngộ độc rượu rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng.
CNN cho biết một đứa trẻ 6 tuổi đã phải tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc cồn nặng vì bé thấy mùi dâu tây hấp dẫn trong chai nước rửa tay. Bé nhập viện trong tình trạng bất tỉnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ cồn trong máu của bé là 0,179, gấp hai lần định mức cho phép về lượng cồn trong máu người lớn.
Tiến sĩ Lopez khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ và giáo viên nên lưu trữ các chất rửa tay ngoài tầm với của trẻ em và giám sát việc sử dụng nó. Hầu hết các sản phẩm rửa tay trên thị trường thường sử dụng cồn và các chất gốc cồn (ethyl, ethanol) để sát khuẩn.
(VietQ.vn)