Giải pháp thúc đẩy hoạt động đo lường đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, hoạt động đo lường đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi ngành công nghiệp và lĩnh vực đời sống, góp phần cải thiện quy trình sản xuất, tăng cường cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của các tổ chức và doanh nghiệp. Bước sang năm 2024, để hoạt động đo lường Việt Nam tiếp tục phát triển đồng bộ, hiện đại hóa, cần chú ý một số giải pháp trọng tâm, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.  

Tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay.

Nhận diện ‘điểm nghẽn' cản trở kết quả nghiên cứu khoa học ra thị trường

Việc xuất hiện các “điểm nghẽn” trong quy định liên quan định giá tài sản hình thành từ kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ khiến việc đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường bị cản trở.

Nhà khoa học giới thiệu hơn 100 nghiên cứu mới lĩnh vực y dược

Các nhà khoa học giới thiệu các nghiên cứu mới có thể ứng dụng trong điều trị ung thư và sản xuất thuốc thông minh tại hội nghị khoa học Y dược. Hội nghị do Khoa Y - Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức sáng 26/12 giới thiệu các nghiên cứu y khoa, dược học, y học cổ truyền... của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Sự kiện cũng là dịp kết nối với các chuyên gia, doanh nghiệp tiến đến các bước thương mại hóa. Trong số các nghiên cứu mới được giới thiệu tại hội nghị có nhiều công trình về điều trị ung thư. Dược sĩ Trần Đăng Linh, giảng viên Khoa Y cùng các cộng sự trình bày về nghiên cứu tạo ra thuốc thông minh tự tìm tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tế bào lành. Trong nghiên cứu này, nhóm đã chứng minh việc gắn lingand (một dạng tế bào protein) lên bề mặt tiểu phân nano có thể hòa màng vào tế bào ung thư, tăng sinh khả dụng thuốc. Theo dược sĩ Linh, nhóm tìm ra cơ chế như "ổ khóa - chìa khóa" của hai tế bào chỉ có thể phản ứng với nhau để tăng hiệu quả sử dụng thuốc khi điều trị bệnh. Thí nghiệm, nhóm thu được kết quả cơ chế gắn lingand có khả năng tăng 36% hiệu quả sử dụng thuốc. "Sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thử nghiệm trên chuột làm cơ sở cho những bước tiếp theo để sản phẩm có thể thương mại hóa", dược sĩ Linh nói.