Việc đặt ra giải thưởng này, Việt Nam cũng có đi quan sát, tham khảo từ các nước và thấy rằng, ở Mỹ có giải thưởng Malcolm Baldrige được Tổng thống Hoa Kỳ rất quan tâm. Giải thưởng của Mỹ đã được phổ biến rộng rãi ra nhiều nước và đến nay đã có khoảng 70 nước đã chấp thuận các tiêu chí của giải thưởng này là GTCLQG của mình.
Tổ chức Năng suất châu Á - Thái Bình Dương cũng lấy khung của giải thưởng Malcolm Baldrige làm tiêu chí cho giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương. Vào năm 2000, Việt Nam gia nhập và được công nhận Giải thưởng Chất lượng Việt Nam nằm trong hệ thống của Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.
“7 tiêu chí của giải thưởng rất đồng bộ, không chỉ tập trung vào một mảng nào. Giải có hai loại: Giải vàng và giải bạc Chất lượng Quốc gia. Đến năm 2014, đã có 1.613 lượt doanh nghiệp được trao tặng GTCLQG, trong đó có 168 doanh nghiệp được trao tặng giải vàng, 128 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 cũng liên tục tham gia vào giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương. Đến nay đã có 34 doanh nghiệp được trao giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 10-3-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 332 tặng giải vàng cho 19 doanh nghiệp và giải bạc cho 46 doanh nghiệp”, ông Việt cho biết.
Cũng theo ông Việt, các doanh nghiệp đạt giải phải có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đóng góp đáng kể cho đời sống kinh tế - xã hội địa phương và nền kinh tế. Việc các doanh nghiệp đạt GTCLQG sẽ ngày càng trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước và giá trị của giải thưởng sẽ là chuẩn mực để các doanh nghiệp hướng đến”, ông Việt nói thêm.
(Theo: http://portal.tcvn.vn)