Hội nghị tập huấn kiến thức sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ngày 22/7/2020, UBND huyện Hương Sơn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Thực thi quyền SHTT theo CPTPP, EVFTA và yêu cầu đối với Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Việt Nam tham gia ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó phải kể đến hai hiệp định quan trọng là: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Bên cạnh những nội dung khác như thương mại, đầu tư, tài chính, viễn thông, môi trường…, sở hữu trí tuệ (SHTT) là vấn đề quan trọng của cả hai Hiệp định. Các cam kết SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng trong CPTPP và EVFTA ở mức độ cao, toàn diện, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng hơn và nâng cao mức bảo hộ quyền SHTT so với chuẩn mực quốc tế được thiết lập trước đó. Bên cạnh cơ hội, những tiêu chuẩn bảo hộ, thực thi quyền SHTT trong các Hiệp định này đặt ra không ít yêu cầu, thách thức đối với Việt Nam.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ chính thức vận hành Nền tảng IPPlatform

Thông qua thực hiện dự án “Thiết lập, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) và công cụ khai thác phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa” (thuộc Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ - KH&CN đến năm 2020), Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (SHTT) đã phối hợp với Cục SHTT và Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Mitec xây dựng và đưa vào vận hành chính thức nền tảng IPPlatform từ cuối tháng 5/2020.

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh

Ngày 26/9, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng, đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong khuôn khổ chương trình OCOP.

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030

Sau gần 2 năm xây dựng, Chiến lược sở hữu trí tuệ đã được phê duyệt với kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc các nhóm dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.