Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho mai vàng Kỳ Nam

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh phối hợp UBND thị xã Kỳ Anh đang tạo lập chỉ dẫn địa lý 'Kỳ Nam' cho cây mai vàng bản địa của thị xã.  

Ra mắt Trung tâm Ứng dụng KHCN và Đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN được đổi tên thành Trung tâm Ứng dụng KHCN và Đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh, trực thuộc Sở KH&CN.  

Giao lưu gặp mặt thân mật Lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động qua các thời kỳ

Nhân dịp đón chào năm mới 2024, chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn. Chiều ngày 23/01/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức gặp mặt thân mật lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức qua các thời kỳ đã nghỉ hưu; lãnh đạo Sở chuyển công tác thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. 

Giải pháp thúc đẩy hoạt động đo lường đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, hoạt động đo lường đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi ngành công nghiệp và lĩnh vực đời sống, góp phần cải thiện quy trình sản xuất, tăng cường cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của các tổ chức và doanh nghiệp. Bước sang năm 2024, để hoạt động đo lường Việt Nam tiếp tục phát triển đồng bộ, hiện đại hóa, cần chú ý một số giải pháp trọng tâm, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.  

Nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học nhựa dầu nghệ kết hợp nano bạc và Chitosan phòng ngừa bệnh thán thư và thối quả cây cam, bưởi tại Hà Tĩnh

Bệnh hại trên cây ăn quả, đặc biệt là cây có múi là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây; khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém làm cây trồng yếu và chết; cây cho năng suất thấp, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nông dân. Để phòng và trị bệnh, người nông dân chủ yếu sử dụng các loại chế phẩm, thuốc phòng trừ có nguồn gốc tổng hợp hóa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nhằm giảm thiểu những tác động xấu nêu trên, xu hướng hiện nay là tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm ít độc tính, phân hủy nhanh, ít dư lượng và thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng và trị bệnh. Vì vậy, nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển xanh nói chung đang rất được quan tâm.