Kết quả xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ.

Thực hiện hợp đồng giữa Sở KH&CN Hà Tĩnh với Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh về thực hiện dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ tại xã Thạch Xuân - Thạch Hà, thời gian thực hiện 12 tháng, đến nay dự án đã hoàn thành theo đúng mục tiêu, nội dung của hợp đồng. Ngày 29/12, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng KH&CN cấp tỉnh nghiệm thu kết quả dự án.

Đảng bộ Sở KH&CN: Tổng kết công tác Công tác xây dựng Đảng năm 2017.

Ngày 27/12/2017, Đảng bộ Sở KH&CN tổ chức Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Tham dự có các đồng chí đại biểu Nguyễn Trọng Vân - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối, Lâm Quang Lý - Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh.

Sản xuất thành công ghế vệ sinh di động

Được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm ghế vệ sinh di động. Sau 12 tháng thực hiện, dự án đã thực hiện chuyển giao công nghệ từ Sáng tạo kỹ thuật "Ghế vệ sinh di động" của tác giả Bác sĩ CKII. Trần Nguyên Phú, tổ chức nghiên cứu, tổ chức thực hiện sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Qua 02 đợt sản xuất thử nghiệm, dùng thử, đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện các thông số kỹ thuật, tối ưu hóa công nghệ và nguyên liệu, dự án đã hoàn chỉnh hồ sơ sản phẩm và sản xuất được 40 ghế vệ sinh di động để đưa ra thị trường.

Xây dựng thành công mô hình nuôi ốc Hương thương phẩm trong ao đất tại huyện Cẩm Xuyên.

Được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên triển khai dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất tại huyện Cẩm Xuyên. Thời gian thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017.

Kết quả ứng dụng các tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi một số giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển Nuôi trồng thủy hải sản nói chung, thủy sản nước ngọt nói riêng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá nước ngọt còn hạn chế so với một số địa phương trong nước, đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống nên giá trị thu về chưa cao, chưa trở thành hàng hóa... Trước thực trạng đó, Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Tổng hợp Hợp Lực đề xuất thực hiện dự án ứng dụng các tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi một số giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao (cá leo, Điêu hồng, rô phi đường nghiệp, chép lai V1) tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.