09:21 | 14-09-2022

Kiểm tra chất lượng và nhãn hàng hóa đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa; Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP;  Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy CR , mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật; Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với QCVN 03:2019/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

Qua kiểm tra cho thấy cơ bản các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em cơ bản tuân thủ quy định pháp luật, nhất là các mặt hàng đồ chơi trẻ em, trang thiết bị mẹ và bé được sản xuất trong nước. Bên cạnh đó còn một số ít cơ sở còn chưa chấp hành tốt cụ thể như sau:

- Về chất lượng hàng hóa: Tại thời điểm kiểm tra một số cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ công bố chất lượng của các sản phẩm hàng hóa đang kinh doanh; Các mặt hàng đồ chơi trẻ em theo quy định tại QCVN 03:2019 phải có dấu hợp quy (CR) nhưng không có dấu hợp quy.

- Về nhãn hàng hóa: Một số các mặt hàng đồ chơi trẻ em, quần áo, giày dép trẻ em…các loại được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt; một số mặt hàng được sản xuất trong nước nhưng ghi nhãn chưa đầy đủ theo quy định.

Thông qua kiểm tra Đoàn đã tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh  nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển. Đồng thời đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt với tổng số tiền 45.500.000đ (Bốn mươi lăm triệu năm trăm ngàn đồng) và yêu cầu các cơ sở khắc phục các lỗi vi phạm.

Do tính chất đặc thù kinh doanh trên địa bàn chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, lấy hàng qua các lái buôn hoặc chợ đầu mối về bán không rõ nguồn gốc xuất xứ, mức độ nhận thức và am hiểu về kiến thức pháp luật của chủ cơ sở chưa cao cho nên ý thức chấp hành các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa còn hạn chế. Để việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh đồ chơi trẻ em ngày một tốt hơn, trong thời gian tới đề nghị các sở, bản ngành có liên quan, UBND các cấp cần tăng cường chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt việc thông tin, tuyên truyền về việc kinh doanh và sử dụng đồ chơi đảm bảo chất lượng, an toàn trên địa bàn; thường xuyên thực hiện kiểm tra chất lượng và ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm buôn bán đồ chơi mang tính bạo lực (súng, kiếm…), đồ chơi không đảm bảo chất lượng, nhãn hàng hóa không đúng quy định, không có dấu hợp quy...Đảm bảo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường được an toàn cho trẻ nhỏ và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng./.

  • Mai Hoa - Chi cục TCĐLCL -

GÓP Ý - TRAO ĐỔI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH

ReCaptcha:

Bình luận